Chương VI
NHÀ TRẦN (1275-1400) Thời kỳ thứ nhất (1225-1293) I. TRẦN THÁI TÔNG (1225-1258) Niên hiệu: Kiến Trung 建 中 1. Trần Thủ Độ: … Thủ Độ bày vẽ mông lung Cướp ngôi nhà Lý gian hùng, bất lương. Chiêu Hoàng bảy tuổi nào lường Nhường ngôi đứa trẻ chưa tường yêu đương!
Trần Cảnh tám tuổi hiền lương Một tay Thủ Độ đảo lường thị phi! “Triệt Lý“, lịch sử còn ghi “Nhổ cỏ tận gốc” mới phi giống người!
Huệ Tông hiểu ý mười mươi Thắt cổ tự tử, ngậm cười thế gian. Độ lấy Thái hậu, chẳng màng: Hai chị em họ, rõ ràng trớ trinh.
Làm cho họ Lý điêu linh Đào hầm chôn sống, cầm tinh bạo tàn. Luân thường đảo lộn họ hàng Bỏ em, lấy chị, phủ phàng thế gian.
Cướp về người vợ có mang Vừa tròn ba tháng, con quan Trần Thừa. Ép làm hoàng hậu cho vừa Bức Trần Liễu loạn, gan thừa: Thái sư.
Hại ngầm họ Lý cho nư Đổi Lý thành Nguyễn nát nhừ càn khôn! Nghiệp Trần giật lấy sinh tồn Thủ Độ tạo nghiệt oan hồn quá sâu! Sơn hà dùng mẹo mà thâu Một tay xóa Lý, mưu sâu đã cài!
2. 3. Việc đánh dẹp giặc giã. Việc cai trị: Xem ra… Thủ Độ cũng… tài Với Trần, giúp đỡ vua ngoài tới trong. Ngôi nhà Lý lấy vừa xong Xoay qua “trị nước, giao thông, học hành…”.
4. 5. Việc thuế má. Đắp đê: ”Quan là quan”, lệ đã thành Không quan, tiền chảnh, vẫn anh lính hàn. Sưu thuế chẳng tính hèn sang Thuế thân, ruộng, muối, cá, vàng, ốc, ngao…
6. Việc học hành: Học hành chẳng chút lãng xao Mở khoa Tiến sĩ thấp cao đệ trình. Nhâm Thìn mở “Thái học sinh” “Tam khôi“, Đinh Vị, quy hình một khoa:
Trạng nguyên, Bãng nhỡn, Thám hoa Văn Hưu viết sử, một khoa, đổ nhì. Lại cho Tam giáo được thi Đạo Nho, Thích, Lão, chọn đi đạo nào?
7. Pháp luật: Gia hình thấy cũng hơi cao Người nào “trộm cắp” thì vào chặt tay. Nhẹ chặt chân, nặng voi giày Người tham xám mặt, xanh mày, bớt gian.
8. Quan chế: Nhà Trần lo việc sửa sang Chia quan chức với phân quan đại thần. Thị Lang – Văn nội đồng cân Lang Trung, Viên ngoại cũng gần Thượng thư. An Phủ Sứ, Tri phủ thư Đối Thông, Thiên tứ gia trừ, tứ ân.
Võ ngoại có Ngự sứ quân Đô thống, Kinh lược, quan thân Thử, Phòng… Võ nội có những sắc phong: Phiêu kỵ Thượng tướng, Kim phòng, Phó đô.
9. Binh chế: Quân – Thần nghĩa chẳng mấy khô Cùng nhau yến ẩm nào phô lễ nghì. Mười năm một Bậc, lệ ghi: Mười tám năm mới vinh quy một Hàm!
10. Việc đánh Chiêm Thành: Gìn sông, giữ núi An Nam Bắc chống Mông Cổ, bình Nam: Chiêm Thành.
11. Quân Mông Cổ xâm phạm đất An Nam: Mông Cổ hiếu chiến, gian manh Lanh nghề cưỡi ngựa, giỏi ngành kiếm cung. Bành trướng vốn tính khí chung Xăm lăng Tây Hạ với cùng nước Kim.
Đất người chiếm lấy, vô tim Triều Tiên, Trung Á chẳng ghìm vó câu! Thiết Mộc Chân, chúa cầm đầu Tư Hãn tắm máu, ngõ hầu lập Nguyên.
Thái tổ băng giá đến phiên. Đăng ngai, nối nghiệp chuyển quyền: Thái Tông. Nguyên Định Tông mới nối dòng Ba năm đã mất, Kha Mông giở trò.
Mông con nhà chú Quí Do Khác “Chi” nhưng cũng một “lò”, một “chiêu”. Hiếu Tông – Mông Cổ cà khiêu Sai Hạt Lỗ đánh Tống triều, Ba Tư.
Đồng liêu Hạt Lỗ, tay cừ Là Hốt Tất Liệt không từ tiến binh. Giữa chừng hai nước chiến chinh Mông Kha mất, Liệt tự mình kế ngay.
Đánh khắp Nam, Bắc, Đông, Tây Nhà Mông đổi chủ thay thầy, hóa Nguyên. Ngột Lương Hợp Thai cầm quyền Sai sứ đến Thái Tông khuyên thuận hàng.
Vua, quan Trần quyết hai đàng: Một, giam sứ giả. Hai, dàn trận nghinh. Thái Tông anh dũng thân chinh Cùng Trần Quốc Tuấn chống binh Nguyên triều.
Binh phân, thế yếu tiêu điều Bỏ kinh đô chạy như diều đứt dây. Thái Tông bụng dạ trên mây Trần Nhật Hiệu với cách hay “phải hàng”!
Thái sư Thủ Độ vội can: “Đầu thần chưa rớt, đừng bàn thuận Nguyên”. Nghe lời cứng cỏi, vua yên. Đồng tâm đánh giặc, quân Nguyên rút về.
Cùng đường mỏi mệt, la lê Coi là “giặc Phật” không hề cướp chi! Quân Mông Cổ bị đuổi đi Nhưng khi dứt Tống, tức thì giở chiêu:
Bắt vua Trần đến Mông triều Lạy chầu để nhận những điều phải theo. Lê Phụ Trần đổi một keo: Ba năm chịu cống, qua đèo, vượt sông.
Chuyên cần thế sự, Thái Tông Truyền ngôi Thế tử ngừa phòng trước sau: ”Anh em chớ có tranh nhau Chăm dân, trị nước về sau một lòng”.
Đỡ đần việc nước, Thái Tông Được tôn làm Thái Thượng Hoàng giúp vua. Thái bình qua hết bốn mùa Băm ba năm Đế, về chùa, sáu mươi.
II. TRẦN THÁNH TÔNG (1255-1278) Niên hiệu: Thiệu Long 紹 隆 1. Việc chính trị: Non sông nở đóa hoa tươi Thái tử tử tế, thương người giống cha. Trời xanh một cõi bao la Thánh Tông đổi lấy hiệu là Thiệu Long.
Anh em lấy đức trời đong Cha ông để nước chớ hòng thị phi. Quan Nho có Mạc Đỉnh Chi Lê Văn Hưu viết sử thi nước nhà.
Trang điền, thời ấy mà ra Vương hầu, Phò mã lo qua ruộng đồng.
2. Sự giao thiệp với Mông Cổ: Nhà Trần dẫu nhận sắc phong Ba năm cống nạp, vẫn phòng giặc Mông. Hòa ngoài vẫn biết bên trong ”Xâm lăng” mưu giặc chất chồng thế thôi.
Cho nên lính ngũ phân đôi “Quân“, “Đô” cũng phải không thôi hợp thời. Cứng bên trong, ngoài dịu lời Nhà Nguyên kia mới không thời khó ta.
Thông minh, tiếng đã gần xa Năm mươi bốn tuổi, vua ta băng hà. Thái Thượng Hoàng được mười ba Hai mốt năm Đế quả là nghĩa nhân.
III. TRẦN NHÂN TÔNG (1279-1293) Niên hiệu: Thiệu Bảo 紹 寶 1. Việc chính trị: Thái tử Khăm được triều thần Tôn làm vua, tức Nhân Tông bấy giờ. Thời ngài đánh giặc mỏi mê Thiệt con vua giỏi chẳng chê chút nào!
2. Việc văn học: Vua quan học rộng, tài cao Thi thơ Phạm, Nguyễn đương trào hảo văn. Hưng Đạo, Quang Khải ai bằng Oai phong khí lực đằng đằng xuyến xao!
Chương VII. GIẶC NHÀ NGUYÊN (1284-1288) I. 1. Sài Thung sang sứ An Nam: Nhà Nguyên cậy ở trên cao Sài Thung ngạo mạn muốn vào nước ta. Nhà Trần thủ lễ, thiệt ra: Lượn con sóng dữ để mà lái ghe.
2. Trần Di Ái theo nhà Nguyên: Nguyên – Mông ỷ mạnh, hăm he Bày ra lắm lẽ để… đè nước Nam:
Vua Nam cấp tốc sang chầu Châu vàng, báu ngọc… cung cầu phải hay. Người hiền sĩ, kẻ khéo tay Thầy giỏi giảng dạy, đưa ngay tới Tàu!
Nhà Trần cũng lắm mưu sâu: Đưa Trần Di Ái sang hầu giặc Nguyên. Vua Nguyên nổi giận như điên Phong Di Ái chức quan liền: Quốc vương.
Vua Trần phái tướng ngăn đường Bắt Trần Di Ái, triệt đường quân nhu. Sài Thung bị bắn mà mù Đi đời một lũ theo thù, phản trong.
3. Thoát Hoan sang đánh lần thứ nhất: Nguyên chủ nổi giận thua không Sai con Thái tử quyết lòng bá vương. ”Mượn đường“, sách cũ một chương Đánh Chiêm nhưng cũng gian lường bẫy giăng.
Giặc năm mươi vạn hung hăng Quân ta thủy, bộ chỉ bằng nửa thôi! Trứng mà chọi đá, than ôi Diên Hồng hội nghị “đánh” thôi, hay “hòa“?
Bà Trưng, Bà Triệu quần thoa Nữ lưu đánh giặc có hòa được không?
Quân dân, bô lão một lòng Dưới cờ Quốc Tuấn ngoài trong đã đồng. Giữ đường bộ lẫn đường sông Không cho giặc kiếm cớ hòng lẻn qua.
4. Trần Hưng Đạo Vương quân thua về Vạn Kiếp: Một lòng giữ lấy sơn hà Trận đầu: Kỳ Cấp với là Khả Li. Hy sinh thân xác, xá gì Lộc Châu thất thủ, phất kỳ Chi Lăng. Quân đông, địch quá hung hăng Kế nào bằng kế phải chăng, giữ mình?
Quy hàng, vua định trọn tình Nhưng còn xã tắc, quân mình, phải lo? Ngặt vì thế giặc quá to Vua Trần lòng dạ đói no rối bời!
Đại Vương đã quyết một lời: “Chém đầu thần trước mới thời hàng Nguyên”. Lời tâu trung liệt, vua yên Đức Trần Quốc Tuấn soạn liền “Binh thư”.
”Thơ Thần” thời Lý – thiên thư Đời Trần, “Hịch tướng sĩ” như thi thần. Thường Kiệt, Quốc Tuấn thương dân Khác bao vô sĩ vong thân, mắt mù!
”Này là Kỷ Tín, Do Vu Dự Nhượng, Thân Khoái… trung lưu chẳng thừa. Trung thần, nghĩa sĩ đời xưa Liều thân cứu Chúa, nắng mưa chẳng sờn.
Đây còn Kính Đức chính chơn Kiểu Khanh miệng mắng Lộc Sơn nghịch đồ. Văn Lập sức yếu thế cô Một mình giữ lấy thành đồ Điếu Ngư.
Lại còn có Xích Tu Tư Đánh quân Nam Chiếu rạng chừ đức danh. Nay quân Mông Cổ vây thành Cậy danh Tất Liệt, quyền hành Vân Vương.
Bạc vàng vơ vét tứ phương Thân dê chó, lưỡi cú, thường mắng vua. Ta đêm ăn ngủ thớt thưa Ruột đau như cắt, mắt thừa lệ tuôn!
Quân thù chưa diệt mà buồn Thây nội cỏ rũ mới suông dạ này! Dẫu rằng ‘da ngựa bọc thây’ Chỉ mong thấy cảnh nước mây thái bình.
Các ngươi nay chẳng thấu tình Lính: Cơm đâu có; ngựa mình ai cho? Bệnh đau, sống chết ai lo Quan: Ai thăng thưởng; bổng kho đâu dùng?
Nghĩ gần, sao chẳng thẹn thùng Đứng nhìn chủ nhục suy cùng chẳng run? Nghĩ xa, chẳng trọn tình chung Lấy điều ‘quốc sỉ’ mà nung chí bền?
Thân làm tướng, hầu giặc trên Thái Thường đãi yến chẳng ‘rên’ trong lòng! Chọi gà, đánh bạc coi không Vui thú vườn ruộng mà lòng chẳng đau?
Nước nhà trong cảnh bể dâu Còn ham săn bắn, đá cầu để vui! Mắt thấy giặc đến mà đui Áo giáp giặc? Cựa gà dùi thủng sao? Mẹo cờ bạc dẫu là cao Đem vào mưu sự, hư hao mọi điều!
Ôi chao! Ruộng lắm, vườn nhiều Lấy nhiều vàng bạc mà chìu giặc chăng? Quân thù nào sợ chó săn Rượu ngon, tiếng hát, giặc rằng: điếc tai?
Thiệt là chẳng nghĩ một mai Thái ấp ta mất, bia ai bị nguyền? Vợ con gia quyến, quan quyền Tiếng xấu còn mãi lưu truyền sử sau!
Đau lòng, ta bảo mấy câu: Cẩn thận củi lửa, lo hầu kiếm, tên. Thanh danh từ đó mà nên Để tâm vì nước ở trên vị lòng. Sức bền, người tựa Bàng Mông Nhà nhà Hậu Nghệ mới hòng rạng danh’’.
5. Thành Thăng Long thất thủ: Lời vàng dẫn dạy đã thành Cánh tay “Sát Thát” rành rành giết Mông. Chí khí lớn nhưng giặc đông Thăng Long phải bỏ trống không đoạn đành!
6. Toa Đô đánh Nghệ An: Toa Đô quân tiến khá nhanh Nghệ An giặc chiếm, cũng đành bỏ đi.
7. Hưng Đạo Vương đem vua về Thanh Hóa: Thượng tướng Quang Khải chỉ huy Quân binh lúc thủ, lúc khi vội vàng. Phản nòi, Trần Kiện đầu hàng Giữa đàng bỏ mạng vì màn loạn tên.
Thân giòi có mấy kẻ nên Danh cao, đức trọng mấy tên để đời? Đây hồn sông núi trùng khơi Đi bên đất nước nhắc thời vẻ vang!
Trần Bình Trọng: Trung thần, lịch sử thêm trang Tướng Trần Bình Trọng sánh Quan Vân Trường. Ngẫm lời khẳng khái mà thương: Giặc dụ: “Có muốn làm Vương, được làm?”.
– “Ta thà làm quỷ nước Nam Không màng Vương Bắc, chẳng tham hơi đồng”. Khác chi nghĩa khí Quan Công (Không hàng Tào Tháo), một lòng đầu rơi!
Chết đi, tiếng tốt để đời Còn hơn tham sống, người thời rẻ khinh. Nghĩa nhân sau trước trọn tình Bền lòng cứu nước, hy sinh nghiệp đồ.
8. Trận Hàm Tử Quan: Trần Nhật Duật phá quân Toa Đô: Được tin binh mã Toa Đô Thế cùng lương cạn, mưu đồ hợp binh. Chiêu Vương xuống lịnh, chớ khinh Nguyễn Khoái, Quốc Toản dẫn binh đón đường.
Trần Nhật Duật – Chiêu Văn Vương Triệu Trung, Tống tướng chẹn đường Toa Đô. Tưởng Tống khôi phục cơ đồ Hãi hùng binh giặc cơ hồ vỡ tan!
Hàm Tử nổi sóng Bình Than Toa Đô khiếp vía lùi sang Thiên Tường.
9. Trận Chương Dương Độ: Trần Quang Khải khôi phục Thăng Long: Hàm Tử rồi đến Chương Dương Con đường thắng trận, hai Vương lẫy lừng. Thoát Hoan bị đánh giữa chừng Bỏ Thăng Long chạy, bừng bừng giận căm. Mừng lòng, Quang Khải xướng ngâm: “Chương Dương đoạt sáo, hồ cầm Tử Quan”.
10. Trận Tây Kết: Tướng nhà Trần chém được Toa Đô: Một lòng “Hội nghị Bình Than” Vua quan Trần đã chẳng màng hiểm nguy. Đuổi về Tàu lũ Mã Nhi Toa Đô tử trận, còn chi cái đầu!
Lòng trung ai cũng như nhau Hiểu người đối xử là câu gốc nền. Xứ người, bỏ mạng, ơn đền Nhân Tông thương cảm nghĩa bền kẻ trung.
Ngự bào cởi đắp, chôn chung Lễ nghi tử tế cạn cùng nghĩa nhân! ”Thương người như thể thương thân” Làm con người tốt, trí nhân phải cần.
11. Trận Vạn Kiếp: Thoát Hoan trốn chạy về Tàu: Thoát Hoan… chạy thoát lấy thân Ba quân khiếp hãi theo lần, trốn sau. Binh thua, ai cũng giữ đầu Mở gấp đường máu về Tàu, phước cha!
Biết Thoát Hoan muốn chạy xa Đạo Vương điều động quân ra cản đường. Hai con Nghiêu, Úy, tước vương Cùng nhau chận lấy nẻo đường Tự Minh.
Bắc Giang, chặn đánh Nguyên binh Khiến bọn Hằng, Quán bỏ mình trúng tên. Thoát Hoan, Phàn Tiếp còn hên Hoan chui vào ống mới nên giữ mình.
Bài học cho kẻ viễn chinh Nghinh ngang lúc đến, thất kinh lúc về!
Đại Vương quyết định mọi bề Bằng tài thao lược, tràn trề đức nhân. Thêm vua tôi của nhà Trần Một lòng hòa hợp giữ phần cán cân.
Địch quân tan tác mười phân Sơn lam, chướng khí gì cần đánh lâu! Sanh ra bệnh tật ốm đau Xâm lăng, giặc biết dãi dầu đến phiên!
Chương VIII GIẶC NHÀ NGUYÊN (1284-1288) 1. Nguyên chủ định khởi binh phục thù: Hưng Đạo phá được quân Nguyên Nhà Nguyên xấu hổ, đương nhiên báo thù. Sa mưa tính chuyện giả mù Đạo Vương chuẩn bị quân nhu gấp liền.
2. Thoát Hoan sang đánh lần thứ hai: Năm Đinh Hợi, lũ giặc Nguyên An Nam thẳng tiến, ngang nhiên, hầm hừ. Tin từ Trấn thủ báo thư Trần Hưng Đạo mới chần chừ tính toan:
Ngặt là lũ giặc Thoát Hoan Thêm ba mươi vạn nên còn thế hăng. Ta trước sau tính phải chăng Một đằng vườn trống, một đằng Hán Nam.
Ô Mã Nhi lòng nào cam Chiêu Lăng hóa cám mới làm lại gan! Dân tình cực khổ ly tan Xâm lăng, tự cổ bạo tàn bất dung!
3. Trận Vân Đồn: Trần Khánh Dư cướp lương của quân Nguyên: Giặc Nguyên lương thực cạn cùng Khánh Dư nghĩ kế, ung dung… cướp thuyền. Mã Nhi, trước thắng, bụng yên Sau khinh địch, xuống cửu truyền vấn vương…
Trương Văn Hổ nhận tải lương Hết phương chống đỡ, kiếm đường thoát chân. Giặc Nguyên hoảng hốt, phân vân Nửa phần trốn chạy, nửa phần tử vong.
4. Trận Bạch Đằng: Ô Mã Nhi phải bắt: Hưng Đạo dự đoán dễ không: Quân Nguyên tháo chạy qua sông Bạch Đằng. Mã Nhi ngu ngốc, hung hăng Chẳng ngờ mắc kế “cọc giăng” giữa dòng.
Vướng cọc, bị bắt vào tròng Phàn Tiếp, Lệ, Ngọc mang gông “Hiến phù”. Xâm lăng tiếng xấu nghìn thu Thoát Hoan hai chữ ”cương – nhu” nhớ đời!
Gương xưa, tích cũ có lời: Mẹ cha nào muốn con rơi máu đào! Chẳng qua mỗi Chúa một trào Tướng thua, binh chết, hồn nào chẳng thiêng!
5. Hưng Đạo Vương đại phá Nguyên binh: Thoát Hoan phải kiếm đường riêng Gặp binh Ngũ Lão đương nhiên thất thần. Ba ngàn binh của Trương Quân Chủ mất vội chạy lấy thân trễ tràng.
Bằng Phi, Lỗ Xích vội vàng Thoát tên thuốc độc, hợp đàng Tư Minh. Trương Ngọc, Bát Xích bỏ mình Xương trắng chất đống vô hình khí thiêng.
Nhà Trần đại phá quân Nguyên Giang sơn thoát được oan khiên sấm rền. Hai phen ngựa đá dập dềnh Âu vàng thiên cổ vững bền núi sông.
Thăng Long khai tiệc mừng công “Thái Bình diên yến”, mây trong, nắng lòa.
6. Sứ An Nam sang Tàu xin hòa: Mậu Tý, Thiên Thứ xin hòa Nhà Nguyên thua trận, xuê xoa thuận tình. Nhân dân thoát cảnh điêu linh Nhà Trần giữ chữ công, minh đức truyền.
Hiếu sinh, thả lũ giặc Nguyên Nhưng theo Hưng Đạo: “đắm thuyền Mã Nhi”. Vì hắn ác chẳng ai bì Giết người thỏa chí, vậy đì… chết sông!
7. Định công, phạt tội: Triều thần lắm kẻ hai lòng Tham sống, sợ chết chẳng hòng Thiện – Chân. Móc moi tội lỗi mà cân Rỉ tai vua để phân trần, tiểu nhân!
Thượng Hoàng chẳng chút phân vân Đem công thế tội, xử phân định lường. Công thần đệ nhất Đạo Vương Khánh Dư, Quang Khải, phong Vương nhất Hàm.
Huyền sử Toản bóp nát cam “Phá cường địch, báo hoàng ân” lập thề. Tuổi mười sáu, sức tràn trề Nhân, Hùng,Trí, Dũng dưới cờ Đạo Vương.
Trung thần Bình Trọng, Chiêu Vương Ngũ Lão, Nguyễn Khoái… ban Vương, thưởng Hầu. Đánh giặc, ai có công đầu Cứ theo mà định, chẳng cầu tấu chương.
Võ, Văn công, tội tỏ tường Thượng Hoàng về phủ Thiên Tường, giá băng. Nguyên triều, Tất Liệt cũng… thăng Đăng quang, vua mới thuận chăng: Nghị hòa.
Yên lành hóa giải nguy cơ Nước Nam thoát khỏi những giờ chiến tranh.
Chương IX NHÀ TRẦN Thời kỳ thứ hai (1293-1341) I. TRẦN ANH TÔNG (1293-1314) Niên hiệu: Hưng Long 興 隆 1. Đức độ vua Anh Tông: Vua hiếu thảo, phúc trời sanh Thông minh trực chánh, tâm lành trị yên. Ngài là thái tử Trần Thuyên Hưng Long, niên hiệu Anh Tuyên, kế triều. Cương thường chỉnh đốn mọi điều Võ, Văn: Ngũ Lão, Hán Siêu vững vàng!
* Phạm Ngũ Lão Đời xưa kể chuyện thế gian: Ngồi, tay đan sọt, lòng mang nước nhà. Giữa đàng nào thấy lính qua Đùi bị giáo “kích” vậy mà chẳng hay!
Đạo Vương mến kẻ dũng này Cho về dưới tướng đêm, ngày lập công. “Dực quân Quản Thánh” được phong Võ giỏi lại nổi văn phong: “Thuật hoài”:
Giữa trời, “bày tỏ lòng tôi” Nam nhi khúc hát xa xôi vọng về. Trung quân, ái quốc vẹn thề Đôi vai xã tắc, não nề tiếng ru.
“Non sông múa giáo mấy thu Ba quân thế hổ nuốt Ngưu sao dần. Làm trai danh chẳng trước sau Nghe người kể chuyện Vũ Hầu, thẹn tai”.
* Mạc Đỉnh Chi: Trạng Nguyên Đỉnh Chi nổi tiếng văn tài Họ Mạc thời bé, con trai kẻ hèn. Không dầu, bắt đóm làm đèn Học hành đổ đạt xứng hàng Trạng Nguyên!
2. Trần Hưng Đạo Vương mất: (1300-20 tháng, Canh Tí) Nước Nam yên ổn mọi miền Đến phiên Thượng phụ hết duyên cõi phàm. Công thần đệ nhất nước Nam Thái sư, Nguyên soái với hàm Đại Vương.
Chuyện xưa cũng kể một chương Trần Thừa chịu nhục mà nhường đứa dâu. Thái sư Thủ Độ thâm sâu Tráo ngôi, đổi vị mưu cầu lợi danh.
Trần Liễu trăn trối rành rành: ‘‘Thù nhà báo trả’’ hay đành phải quên? Hiềm riêng, Vương quyết không nên Vì dân, vì nước phải quên hận nhà. Ba lần giữ lấy sơn hà Anh em đoàn kết, một nhà phải thương.
Đời ngài đáng để làm gương Uy quyền lớn chẳng giống phường tự kiêu. Lo mình ít, nghĩ dân nhiều Đi rồi, trung hiếu, mọi điều dạy vua.
Hơn đồ bán nước, hơn thua Lo mà vơ vét, ganh đua thế thời. Ngài đi non nước lệ rơi Hương hoa thờ phụng cho đời đức tin.
3. Việc đánh Ai Lao: Ai Lao quấy nhiễu dân tình Vua sai Ngũ Lão đi bình mới yên. Nghệ An, Thanh Hóa hai miền Tai qua chiến sự, họa liền: giặc sinh.
4. Sự giao thiệp với Chiêm Thành: * Huyền Trân công chúa Tàu – Nam hai nước bãi binh Nam – Chiêm chẳng có chiến chinh, thái bình. Chế Mân hôn ước định tình: Hai châu Ô, Rí dâng xin lễ quà.
Nhữ Hài kinh lý phân ra Đặt quan cai trị Thuận và Hóa Châu. Trần Khắc Chung nén thương đau Thân chinh tống tiễn, chia sầu kẻ đi…
Huyền Trân đội bóng Tây Thi Khắc Chung như Phạm Lãi vì chúng sinh. Dẫu là nhi nữ thường tình Quốc gia đại sự phải mình biệt hương!
Huyền Trân nhận lãnh tai ương Hai năm hoàng hậu thảm thương: Góa chồng! Hỏa thiêu như tục thuần phong Phi tần, hoàng hậu chết trong lửa Hời.
Mạng người nào phải đùa chơi Anh Tông vội vã cho mời Khắc Chung. Bàn nhau cách cứu em cùng Trước sau theo kế phải dùng, đón ra.
Chế Mân vừa mới ra ma Chế Chí lo lễ táng mà thế vua. Lòng hay phản trắc hơn thua Cho nên mới bị Trần vua bắt đì. Người em Chế Chí nối vì Hận sâu tích cũ, căm vì chuyện xưa.
Nhân Tông công đức đã thừa Ngôi hăm mốt, Thượng Hoàng vừa sáu niên.
II. TRẦN MINH TÔNG (1314-1329) Niên hiệu: Đại Khánh 大 慶 . Giết cậu Trần Quốc Chân: Thái tử Trần Mạnh nối phiên Nghe lời nịnh hót, đảo điên sĩ hiền. Công thần phải tiếng oan khiên Thân sinh hoàng hậu chết phiền, oán mang.
Quốc Chân tình thật nào gian Lại oan “mưu phản” mà mang xích xiềng! Khen cho Trần Nhạc tham tiền Vu Gian chủ tướng, đáng nguyền lắm không?
Vì ghen, vợ vạch mưu chồng Vua nông nổi mắc vào tròng kẻ gian! Mấy dòng chép lại mà than: Làm quan minh chánh, thế gian chẳng nhiều!
Can qua tức tưởi trong triều Nhưng thời lúc ấy có nhiều đổi thay. Chu Văn An dạ thẳng ngay Tâu ”xin chém bảy kẻ hay nịnh thần”.
Siêu, Hài một dạ đỡ đần Lão, Chi, Trung Ngạn góp phần lược thao. Cùng nhau gìn giữ một trào Đánh Chiêm Thành với Ai Lao quấy rầy.
Vẽ mình, tục cấm từ đây Thâm tình một họ không bày kiện nhau. Thái học sinh mở khoa đầu Văn ôn, võ luyện cùng nhau giữ nòi.
III. TRẦN HIẾN TÔNG (1329-1341) Niên hiệu: Khai Hữu 開 祐 1. 2. Giặc Ngưu Hống. Giặc Ai Lao: Minh Tông ra chiếu nhường ngôi Lên mười, thái tử Vượng ngồi ghế vua. Hiến Tông hoàng đế kế thừa Quốc sự mọi việc đều đưa Thượng Hoàng.
Thời ngài, giặc giã con con Giặc trong Ngưu Hống và còn Ai Lao. Quân Trần đánh, giặc cao bay Quân Trần vừa tháo, lao nhao quấy rầy!
Hiến Tông hoàng đế yếu gầy Mười ba năm vị, tới ngày phải xa.
Chương X: NHÀ TRẦN Thời kỳ thứ ba (1341-1400) I. TRẦN DỤ TÔNG (1341-1369) 1. Việc chính trị: Nhằm khi vua trẻ băng hà Người em lên kế hiệu là Thiệu Phong. Thượng Hoàng định việc ngoài trong Nhưng khi ngài mất, Dụ Tông rượu chè.
Đào hồ, đắp núi đâu dè Ăn chơi, bài bạc… nào khe đói nghèo. Giặc giã cướp phá ì xèo Cơ đồ Trần đã bay vèo khỏi tay!
2. Việc giao thiệp với Tàu: Bên Tàu, Nguyên cũng suy lây Sĩ Thành, Hữu Lượng hai tay soán trào. Họ Chu khởi nghiệp binh đao Mười lăm năm đã lật nhào đế Nguyên.
Nhà Trần dẫu nhược uy quyền Nhà Minh mới lập muốn liền nghỉ ngơi. Chiêu an, Minh Đế mở lời Dụ Tông sai sứ cống, thời được yên.
3. Việc giao thiệp với Chiêm Thành: Chiêm Thành loạn lại đến phiên Anh em dòng họ Chế liền chiếm ngôi. Quân nhà Trần quá suy đồi Đưa quân giúp Chế, thua oai, chạy về!
Chế Bồng Nga lúc bấy giờ Vua Chiêm uy vũ tràn trề khí danh. Đánh An Nam mở chiến tranh Quân Trần không mạnh, tan tành dưới giông! Duệ Tông, xa đọa thong dong Mất năm Kỷ Dậu, không con nối dòng.
4. Dương Nhật Lễ: Họ Dương có mẹ hát rong Bỏ chồng, lấy Túc Vương ông ở triều. Nhật Lễ tài chẳng bao nhiêu Được Hoàng Thái hậu thương chiều mới ngông. Triều thần chẳng chút đồng lòng: “Cung Định Vương mới là dòng dõi vua”.
Dương Nhật Lễ cũng chẳng vừa Vong ân bội nghĩa có thừa ác tâm. Dứt nhà Trần, mưu đã thâm Thái hậu bị trảm, hại ngầm dượng nuôi.
Thương người có mắt mà đui Ma xui, quỷ khiến mà nuôi đứa này! Triều thần bắt Lễ phơi thây Cung Tĩnh Vương được rước ngay, cùng ngày.
II. TRẦN NGHỆ TÔNG (1370-1372) Niên hiệu: Thiệu Khánh 紹 慶 Nghệ Tông nhu nhược cầu may Cho người ngoại thích ứ đầy quyền quan. Họ Hồ dòng dõi Chiết Giang Sang ta, đổi họ, sắp ngàn kế trong.
Hai người cô lấy Minh Tông Sanh hai thế tử gia phong nối dòng. Nghệ Tông rồi đến Duệ Tông “Trung tuyên hầu” chức phong phòng họa sau.
Hai năm, Hồ tính trong đầu Nhâm Tí, ép Nghệ mau mau nhượng quyền.
III. TRẦN DUỆ TÔNG (1372-1377) Niên hiệu: Long Khánh 隆 慶 1. Việc chính trị: Em vua, thế tử thay phiên Niên hiệu Long Khánh, tên miền: Duệ Tông. Em Quý Ly cũng được phong Lập làm hoàng hậu cùng tông họ hàng. Họ Trần thiệt khéo làm ngang Cô, dì, em, chú chẳng màng, lấy nhau!
2. Thi cử: Giáp Dần, thi cử hàng đầu Năm mươi Tiến sĩ vào chầu trước sau.
3. Việc đánh Chiêm Thành: Quân Chiêm phá sập Hóa Châu Duệ Tông thống lĩnh đánh nhau tuyến đầu. Chế Bồng Nga với kế mầu: ”Giả hàng” nên sớm lấy đầu Duệ Tông.
Lời thiêng vọng giữa thinh không Vua ra chiến trận, mạng vong tế thần! “Tiên trách kỷ. Hậu trách nhân” Đánh qua, giết lại chỉ ngần ấy thôi! Giỏi cho một lũ bọ giòi Bỏ vua mà chạy, bề tôi nghĩa gì!
Đỗ Tử Bình với Quý Ly Hám danh, chuộng lợi Khác chi hạng bần. Duệ Tông bướng bỉnh một phần Bỏ mình giữa trận, phong trần liệt cương!
IV. TRẦN PHẾ ĐẾ (1377-1388) Niên hiệu: Xương Phu 昌衭 Lên ngôi cũng cháu Đế vương Là Thái tử Hiển, tinh tường, trí thông. Xương Phu đổi hiệu, đắng lòng Mười một năm Đế, quyền không, bù nhìn.
1. Chiêm Thành sang phá Thăng Long: Chiêm Thành đánh phá đô kinh Ra vô như cá quẫy mình, sủi tăm. Chế Bồng Nga quả không lầm Vua Trần chẳng thể nào cầm quốc gia.
2. Tình thế nước Nam: Sinh linh tán thán gần xa Sưu cao, thuế nặng kêu la mỗi ngày. Kho tàng trống rỗng trong tay Thuế thân từ đấy giáng chày xuống dân.
3. Nhà Minh sách nhiễu: Nhà Nguyên kết thúc số phần Nhà Minh sách nhiễu ngàn lần vét vơ. An Nam cống vật mệt khờ: Tăng nhân, cây quý đưa về Bắc phương. Giáp Tý, bắt cống thạch lương Đòi hỏi đủ thứ đo lường thực hư.
4. Nghệ Tông thất chính: Nghệ Tông chẳng thể công tư Quân binh không có coi như mất quyền. Triều thần chỉ nghĩ tư riêng Quý Ly, vua lại ưu tiên cậy nhờ.
5. Lê Quý Ly mưu giết Đế Hiển: Nhà Trần ngó bộ tàn giờ Nên cho ngoại tộc thừa cơ truất quyền. Họ Lê làm chuyện đảo điên Giết chết Đế Hiển ngang nhiên giữa triều.
Thượng Hoàng tâm mỏng, lòng xiêu Thương cho Đế Hiển ít nhiều liệt trinh. “Giải giáp” chẳng để cứu mình Thân vua “thắt cổ” nhục hình, tội oan!
V. TRẦN THUẬN TÔNG (1388-1398) Niên hiệu: Quang Thái 光 扆 1. Phạm Sư Ôn khởi loạn: Chiêu Định con út Thượng Hoàng Lên ngôi, dạ cũng héo hon cả lòng. Quang Thái niên hiệu Thuận Tông Làm vua tay vẫn trống, không chút quyền.
Giặc giã nổi dậy khắp miền Vì “thượng bất chính“, quan viên bất bình. Nguyễn Thanh tức Đức Vương – Linh. Sư Ôn, Vương Kị dấy binh bên ngoài. Lương Giang, một cõi, Quốc Oai… Với cùng Nông Cống đánh hoài ngày đêm.
2. Chế Bồng Nga tử trận: Thanh Hóa lại bị giặc Chiêm Chế Bồng Nga dẫn quân thêm, phá thành. Quý Ly bại trận, chạy nhanh Thiệt là nhục nhã thanh danh tướng Trần.
Thắng thua cũng đã định phần Thượng Hoàng sai tướng Khát Chân xuống đường. Hết thời, lũ giặc nhiễu nhương Khiến thằng đầy tớ cùng phương, khiếp liền.
Phản vua, nó chỉ đúng thuyền Họ Chế trúng đạn, quan viên cắt đầu. Bồng Nga lừng lẫy còn đâu Tài cao Bắc Đẩu, thua nhau thế, thời!
Chạy đâu cho thoát cơ trời Tranh đua xâm lược khiến đời phải chê!
3. Lê Quý Ly chuyên quyền: Từ khi chiến sự yên bờ. Quý Ly kia lại trở cờ soán ngôi. Công thần bị giết không thôi Nghệ Tông mọi sự coi mòi chẳng xong! Như con chim đã vào lồng Mượn lời Lưu Bị mà hòng gỡ nhơ.
4. Nghệ Tông mất: Làm hại Tôn Tử mà ghê Cơ đồ đổ vỡ là… nghề… Nghệ Tông! Thông minh, khí chất đã không Đen, hồng quáng mắt, hư tròng, nhuốc nhơ!
Ba năm trị nước khù khờ Vào năm Giáp Tuất, xa bờ, lánh non. Hưởng dương bảy bốn xuân son Hăm bảy năm giết hết con cháu mình.
VI. Lê Quý Ly mưu sự thoán đoạt: Thái sư phụ chính trớ trinh Quyết định đại sự, cũng mình Quý Ly. So Trần Thủ Độ Khác gì? Đều là cướp đoạt ngôi vì thế gia! Cá nhân tuy dạ xấu xa Nhưng mà “đối địch” cũng ra hạng chì!
1. Việc tài chính: Việc tài chính đến việc thi Lưu hành tiền giấy tức thì hạnh thông. Giấy cây rêu bể: mười đồng Cái sóng, ba chục; phượng, rồng tính cao.
Ai làm tiền giả: trảm đao Tiền giấy dân dụng, đồng hào nộp vua. Mười mẫu ruộng, dân được mua Đại vương, công chúa ruộng… chùa cứ thâu.
Dân gian phạm tội như nhau Ruộng điền kia cứ đổi hầu chuộc thân.
2. Việc học hành: Trường thi theo lệ định phân Ám tả bãi bỏ, thế chân tứ trường. Bài kinh nghĩa thi nhất trường Nhị trường: thi phú, tam trường: biểu văn.
Thi Hội đã trúng, thì rằng Làm thêm bài nữa định bằng thấp, cao. Giáo chức lộ, phủ, châu nào Châu: mười lăm mẫu, phủ vào mười hai.
3. Việc cai trị: Y phục của các quan sai Quý Ly định lại theo đai phẩm đồng: Nhất, Nhị, Tam: tía đỏ hồng… Cải tổ mọi thứ ngự phòng, đại đô. Bởi lòng muốn dựng nghiệp Hồ Làm bao người đã xuống mồ ngán ngao!
4. Lập Tây Đô: Tây Đô – Thanh Hóa xây trào Quý Ly dời chuyển ra vào hiếp vua. Bính Tý, xúi đạo sĩ hùa Vào xui vua phải vô chùa bỏ đao.
Ép màn: ”Nhường nhịn ngôi cao” Thuận Tông phải đổi áo bào mới yên. Mười năm tại vị quá hiền Vua gì chẳng chút binh quyền tới tay!
5. Sự phế lập Trần Thiếu Đế (1398-1400): Hạ hồi thiệt, giả nào hay Thái tử ba tuổi, Hồ… bày giữa ngôi. Kiến Tân lấy hiệu cho… oai Hai năm đã bị phế ngôi, truất quyền!
Còn đâu vua sáng, tôi hiền Cha truyền con nối, hết duyên họ Trần! Thương loài tầm gởi náo thân Cười đời con rận nương phần tóc râm.
Mười hai đời – cả trăm năm Một thế kỷ quá thăng, trầm máu tanh! Chống Mông Cổ, phá Chiêm Thành Sửa sang bề cõi, rạng danh nước nhà.
Để rồi mất nước, chẳng qua Nghệ con sa đọa, Dụ cha mắt lòa. Để anh em chị gần xa Lấy nhau loạn xạ đúng là loạn luân!
Chương XI NHÀ HỒ 葫 (1400-1407) I. Hồ Quý Ly: (1400) Niên hiệu: Thánh Nguyên Quý Ly chẳng chút bâng khuâng Họ Lê vội đổi ra khuôn Hồ – Tàu. “Nhà Ngu” vốn tổ từ lâu “Đại Ngu” cải hiệu, mà đau giống dòng.
Theo Hồ, “Quốc tổ” mà phong “Thánh Nguyễn” lấy hiệu để hòng phước sau. Chưa chi đã phải đánh nhau Trước sau gì cũng thua đau Chiêm Thành.
Làm vua chưa được rạng danh Muốn làm Thái Thượng, Hồ đành nhượng ngôi.
II. HỒ HÁN THƯƠNG (1401-1407) Niên hiệu: Thiệu Thành 紹 1. Việc võ bị: Hán Thương nối nghiệp cha rồi Làm vua cho có vị thôi, gọi là… Triều cương lớn nhỏ, gần xa Trong ngoài chính sự phải qua họ Hồ.
2. Việc sưu thuế: Thuyền buôn theo loại mà hô Nhất nhị tam cứ ra vô tính tiền. Nhà Hồ định lại thuế điền Làm Như Thuyền loại, thu tiền giống nhau.
3. Việc học hành: Toán Pháp được đặt hàng đầu Thêm trường, thêm cách ngõ hầu mở mang. Đậu thi Hương muốn làm quan Phải vào Bộ Lễ qua màn kiểm văn.
Thi Hội đã đổ, quan đăng Thái học sinh bảng đỏ giăng rỡ ràng. Y tỳ coi việc thuốc thang Coi như cải cách mở mang nhà Hồ.
4. Việc giao thiệp với Chiêm Thành: Với Minh, lượn đợt sóng xô Họ lăm lăm cứ muốn vồ An Nam. Với Chiêm Thành, dạ chẳng cam Mộng xa đánh lấy đất Chàm, cất binh.
Nhâm Ngọ, Đỗ Mãn xuất chinh Vua Chàm Ba Đích Lại xin hiếu hòa Cổ Lụy, Chiêm Động khói lòa Dân Chàm bỏ đất, bóng nhòa xót xa.
Được voi đòi tới tiên nga Hai mươi vạn lính đánh qua Chiêm Thành. Nguyên Khôi, Đỗ Mãn hư danh Đồ Bàn chẳng đổ mới đành rút binh.
5. Việc giao thiệp với nhà Minh: Nhà Minh tham vọng hết mình Mượn chuyện Hồ giết Thiêm Bình, nổi phong. Thiêm Bình dòng dõi Nghệ Tông Khi không đem cả tổ tông tế thầy.
Ngôi vua Trần mất nào hay Nghệ Tông mờ trí sinh bầy cháu đây. Họ Hồ kia đã lên thay Đánh Minh thấy cũng chung xây nước nhà.
Nhà Minh một lũ quỷ ma Chu Năng, Mộc Thạnh với là Lý Bân. Trả thù nên mới xua quân Làm ra cái cớ “phù Trần” lấn chân!
6. Nhà Minh đánh họ Hồ: Quý Ly chuẩn bị mọi phần Nhưng ngôi soán nghịch, mất dần bụng dân. Trương Phụ dùng kế ly thân Truyền hịch kể tội bất nhân họ Hồ.
7. Thành Đa Bang thất thủ: Thành Đa chẳng thể phá vô Mộc Thạnh cho đốt lửa khô phá lần. Thành Đa thua đã mười phân Đông Đô cướp của, hiếp dân, bắt người.
8. Trận Mộc Phàm Giang: Đinh Hợi, Mộc Thạnh trêu ngươi Dàn quân thuỷ lục nuốt tươi Nguyên Trừng. Ba trăm tHuyền Chiến giữa chừng Hai bên lính giặc như rừng phủ giăng.
Quân Mộc Thạnh khí đang hăng Bình Than, bỏ hẳn, Hồ… thăng Bến Hàm. Nhà Lê công cán đã làm Họ Hồ tay đã nhúng chàm, trống khô!
9. Trận Hàm Tử Quan: Thua đau, tức tưởi nhà Hồ Như sói mắc phải cọp vồ trong mưa! Đâu là Hàm Tử Quan xưa Giặc chưa đánh đến, lính… đưa giáo hàng!
Núi Cao Vọng, họ Hồ tàn Khi bị bắt sống, người hàng, kẻ không. Bảy năm công sức đổ đồng Dã tràng xe cát biển đông máu đào.
Vinh hoa giống tựa chiêm bao Phú quý thoáng chốc lao xao thác Gào! Làm chi cái chuyện loạn trào Gây bao nhiêu cảnh máu đào sát sinh.
Ham danh chỉ nghĩ lợi mình Lo tranh quyền lực, quên tình nước non. Cầu người, ”nhục thể bất quờn” Chỉ đi rước cáo, rửa hờn vịt thôi!
Chương XII NHÀ HẬU TRẦN 陳 後 (1407-1413) 1. Nhà Minh chiếm giữ đất An Nam: Nhà Minh giả dối nước đôi: “Phù Trần” là cách hạ hồi. Hỡi ôi! An Nam đã chiếm được rồi Mới lòi đuôi cáo tha mồi tới hang.
Cắt quan cai trị tham tàn Đất chia muời bảy Phủ đàng, năm Châu. Mười hai Vệ giữ yếu đầu Ba ti “Bố, Án, Chưởng” hầu dã tâm.
Phẩm hàm tặng kẻ… sơn lâm Tài đức, học giỏi tráo nhầm giả, chân. Cho thành quan phủ, quan thân Ai người liêm sĩ mà cần lợi danh?
2. Giản Định Đế (1407-1409): An Nam tình thế mong manh Lữ Nghị, Hoàng Phúc tHi Hành thế oai. Ai mong thoát kiếp tôi đòi Noi theo Trần Quĩ hạ hồi lập công.
Trần Quĩ con thứ Nghệ Tông Xưng hiệp Hưng Khánh, tay không dựng Trần. Chiếm Châu, binh được mấy phần Quan lại, hào kiệt, quân dân lại hầu.
3. Trận Bô Cô: Quân Minh bốn vạn tan mau Lữ Nghị bỏ mạng thân… trâu, đáng đời! Dèm pha, Giản Đế hợt hời Nghe lời kẻ nịnh, đầu rơi đại thần.
4. Trần Quý Khoách (1403-1413): Còn đâu Đặng Tất, Cảnh Chân… Công thần lại nhận phước phần chẳng may! Đặng Dung, Cảnh Dị buồn thay Rời vua vì phụ thân rày thác oan.
Trần Quý Khoách được suy tôn Cũng là cháu của Nghệ Tông – Thượng Hoàng. Lên ngôi lấy hiệu Trùng Quang Hòng mong khôi phục giang san họ Trần. Nhưng mà mỗi cõi tự phân Hiệu lệnh không nhất, quân dân mất đầu.
5. Trương Phụ trở sang An Nam: Trương Phụ thắng trận, giết ngầu Rút xương, nấu thịt, chảy dầu ngó chơi! Ác nhơn, ai nấy rụng rời Hung đồ đắc ý, coi trời cái vung!
Quân Hậu Trần lắm tin hung: Giản Định bị bắt, quân trung tận cùng. Giặc bao vây đánh tứ tung Hóa Châu thất thủ, chết chung tướng Trần.
Nguyễn Biểu không hổ sứ thần Mắng giặc bị giết, xứng thân kẻ hùng. Phần Trần Quý Khoách, Đặng Dung Cảnh Dị… tử tiết, gương trung rạng ngời.
6. Hóa Châu thất thủ: Thái Phó tiếng xấu để đời Phan cha hàng giặc, con thời bất trung. Phan Liêu giở thói gian hùng Bao nhiêu tướng sĩ khai cùng họ Trương.
Trương Phụ nhân thế đã tường Bàn qua Mộc Thạnh mở đường Hóa Châu. Đặng Dung, Nguyễn Suý chặn đầu Lên thuyền Trương Phụ biết đâu người nào?
Trương Phụ khí số còn cao Thuyền con xa chạy, rồi vào đánh ra. Hậu Trần vua tướng ra ma “Sĩ bất khả nhục” bài ca để đời.
“Thuật Hoài” truyền tụng mọi nơi Đặng Dung viết với những lời đắng cay: “Tuổi già bao việc rối thay Vô cùng trời đất hưởng say cuộc này. Gặp thời, bần tiện ngất ngây Anh hùng lỡ bước ngẫm cay đắng thừa.
Nghiêng vai đội đất phò vua Tẩy binh gội rửa mây đùa gió trong. Bạc đầu, thù nước chửa xong Mài gươm dưới bóng trăng trong bấy rày”.
Bảy năm máu chảy sông đầy Lòng người ly tán, xương dày núi cao! Non sông lại tắm máu đào Hờn căm một thuở anh hào có hay?
Chương XIII THUỘC NHÀ MINH (1414-1427) 1. Việc chính trị nhà Minh: Nhà Minh sinh sát trong tay Thẳng lưng bóc lột, đọa đày nước Nam. “Đồng hóa” sách lược đã làm Phong tục, tập quán phải cam với Tàu!
2. Việc tế tự: Hoàng Phúc bắt các phủ, châu Bách thần, Văn miếu thi nhau phụng hầu.
3. Cách ăn mặc: Bắt dân ăn mặc theo Tàu Tóc không cho cắt mà hầu hóa dân.
4. Sự học hành: Mở nhà học dạy các phần: Âm dương, thầy thuốc… đều cần chức quan. Sư tăng, đạo sĩ đăng đàn Giảng truyền đạo lý cho hàng thứ dân.
Tứ Thư, Tinh Lý mà phân An Nam sách vở đong cân lấy về. Chức quan phân bổ ê chề Hiếm hoi như đếm hai bờ ngón tay!
5. Việc trạm dịch: Đông Quan – Hà Nội ngày nay Đến Gia Lâm chạy giấy ngày: Ngựa phi. Còn thì thuyền biển kéo đi Hai loại trạm dịch: Ngựa phi với thuyền!
6. Việc binh lính: Tính theo sổ bộ phân biên Hai hay ba xuất tùy miền có dân.
7. Phép Hộ thiếp và Hoàng sách: Mỗi người có giấy hộ thân Ghi tên tuổi với gia phần ở đâu? Tên không đúng giấy, tóm mau Bắt đi làm lính đương đầu súng gươm. Lý trưởng, Giáo thủ gờm gờm Coi việc Lý, Giáp roi đòn gớm ghê!
8. Việc thuế má: Dâu mỗi mẫu, một lạng tơ Mỗi cân tơ thuế một tờ lụa trơn. Thuế ruộng chẳng có nhẹ hơn Còn thêm thuế muối xanh dờn mặt dân.
9.Việc sưu dịch: Trương Phụ rồi đến Lý Bân Thêm Mã Kỳ nữa ác nhân lạ nòi. Phu phen, khổ ải muôn nơi Lên rừng, xuống biển tàn hơi một đời.
10. Quan lại: Duy Trung, Nhữ Hốt hợt hời Nguyễn Huân nịnh giặc dựa hơi, đáng nguyền. Vô liêm sĩ đến thản nhiên Tham lam vơ vét của riêng một mình.
Non sông máu đổ chiến chinh Lam Sơn khởi nghĩa, Chí Linh nặng thề.
Chương XIV MƯỜI NĂM ĐÁNH QUÂN TÀU (1418-1427) |
[post_connector_show_children slug=”vi%e1%bb%87t-nam-s%e1%bb%ad-ca-l%e1%bb%a5c-b%c3%a1t-s%e1%bb%ad” parent=”2185″ link=”true” excerpt=”true”]