(VieTNAm Epic)
Việt Nam đất nước gấm hoa Con Hồng, cháu Lạc hiệp hòa dựng xây. Non sông chung bóng cờ bay Quê hương một dải chuyền tay giữ gìn.
VieTNAm is beautiful GeneratioNS Hong – Lac build together. Country flag is same “Face to face”, protect homeland. Lời mở: Bạn đọc yêu mến Quê hương, trân trọng văn học, lịch sử thân mến! Hiện nay, khái niệm về lịch sử và đất nước Việt Nam, chúng ta hầu như còn mù mờ. Nếu không, chúng ta cũng chỉ có thể hình dung chúng trong một tổng thể (hình chữ S), số dân (gần 90 triệu trong và ngoài nước), nhiều chủng tộc (54 sắc tộc bao gồm Mường, Tày, Thái, Khơ Me, H’Mông, Vân Kiều, Ê đê… ), nhiều tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài giáo…), chính thể (Cộng Sản) và vài hoặc chục tỉnh, thành phố, chứ chúng ta chưa nắm rõ hơn. Nhiều khi, chúng ta lẫn lộn thành phố này, địa điểm nọ với tỉnh khác như “râu ông nọ cắm cầm bà kia“. Để giúp bạn đọc dễ hình dung tổng quan đất nước Việt Nam và tự mình hoàn thiện tri thức lịch sử nước nhà, chúng tôi mạn phép các nhà nghiên cứu khoa học, địa lý, lịch sử, các web sites trích dẫn, minh họa hình ảnh và các ngành khoa học nhân văn có liên quan, xin được ra mắt cuốn trường ca “NGÀN NĂM LỤC BÁT VIỆT NAM” tức “Trường ca Việt Nam“. Trong cuốn sách bé nhỏ này, lần đầu tiên sau 6 cuốn sách đã in ở trong nước, chúng tôi có 4 vấn đề cần chia sẻ với các bạn. Thứ nhất, chúng tôi xin được “múa riều qua mắt thợ“, giới thiệu đất nước Việt Nam với 63 đơn vị, bao gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội (thủ đô), Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ ra nước ngoài. Với mục đích này, chúng tôi hướng tới giới thiệu tổng quan Việt Nam đến với các độc giả nước ngoài. Bởi vì hiện nay, Việt Nam là đất nước đang được sự theo dõi, quan tâm, chú ý của một số nước trên thế giới. Lịch sử Việt Nam sơ lược cũng đã được xem qua trong các chương trình nước ngoài như ở Hoa Kỳ. Tiếc rằng, chúng tôi “có lòng mà không khả năng” để chuyển tải hơn hàng ngàn câu lục bát ra tiếng nước người. Vì vậy, chúng tôi chỉ xin giới hạn phạm vi khái quát đất nước Việt Nam bằng hình ảnh có tính chất minh họa để người nước ngoài muốn tìm hiểu Việt Nam tương đối dễ dàng hơn “lướt web sites”. Từ đó, cách nhìn, cách nghĩ và cách đánh giá của họ về đất nước Việt Nam sẽ có chiều hướng đẹp đẽ hơn. Thứ hai, chúng tôi không đặt nặng khuyết điểm (tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, mù chữ, đạo bằng cấp, đạo các loại hình nghệ thuật… ) cũng như những tồn động còn có khắp nơi (phung phí tiền của, công trình đô thị xa xỉ, khu du lịch hoang phí , cầu cống xây dựng bỏ dở, dân nghèo sống trong tù động, trường học, bệnh viện chưa được đầu tư đúng mức, xả rác bừa bãi vô tội vạ… ) mà hầu như trên thế giới, quốc gia nào cũng có, không nhiều thì ít. Bởi vì cuốn sách này, chúng tôi chủ yếu giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa, lịch sử truyền thống nhân ái của dân tộc chứ không phải là cuốn sách phê bình lịch sử. Từ những nét đẹp và lịch sử đầy tự hào về Quê hương các tỉnh của riêng mỗi bạn đọc, chúng ta tổng hợp lại thành một nước Việt Nam có hình chữ S xinh xắn. Đất nước chúng ta đã trải qua nhiêu năm nội chiến và ngoại xâm (thời Bắc thuộc – Tàu, Pháp, Nhật, Mỹ, Campuchia -Pon Pot và KhơMe Đỏ và Bắc Kinh) máu chảy thành sông, thây chất thành núi, nay đã toàn vẹn lãnh thổ và có sức hút đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản… Đúng như người trong nước hay ca ngợi “Dân tộc ta anh hùng”. Đất nước ta đẹp như tranh. Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”, “lá lành đùm lá rách” và có danh nhân thế giới (Nguyễn Du, Nguyễn Trãi). Chúng ta có hơn 10 di sản thế giới (UNESCO) như Vịnh Hạ Long (1994, tỉnh Quảng Ninh ), Vùng thể di tích Cố Đô Huế (1993, tỉnh Thừa Thiên – Huế), Nhã Nhạc Cung Đình Huế (2003, tỉnh Thừa Thiên – Huế), Không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (2005 gồm 5 tỉnh Kon Tum, GiA Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng và Đắl Nông), Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (2003, tỉnh Quảng Bình), Phố cổ Hội An (1999, tỉnh Quảng Nam), Thánh địa Mỹ Sơn (1999, tỉnh Quảng Nam), Hoàng Thành Thăng Long (2010, Hà Nội)… Mang niềm tự hào này, mỗi chúng ta hãy như cây xanh đứng thẳng, chẳng chịu sống qùy. Chúng ta nên dạy dỗ thế hệ con cái, cháu chắt mình làm thế nào để xứng đáng với những hy sinh thầm lặng của thế hệ đi trước, nhận lời khen mà chẳng thấy thẹn lòng như giữa mùa đông mà vẫn thấy mùa xuân. Thêm vào đó, du lịch… trên sách để hưởng thức đặc sản Quê hương 3 miền, thăm các thắng cảnh, các di tích văn hóa, lịch sử của dân tộc, chúng ta sẽ được sống lại những tháng ngày tuổi thơ êm đềm bên gánh rau xanh nặng tình mẫu tử của mẹ, bên lửa rèn bập bùng ánh lửa đầy tình phụ tử của cha. Chúng ta sẽ đi qua những màu xanh tươi, óng ả của ruộng đồng, nơi mà hoa nở trên tấm lòng thật thà, bình minh xua đi bao dối trá. Chúng ta sẽ thấy lại những bước chân mềm mại của cha ông, và của mình đã dẫm lên bao thác ghềnh, trên bao rêu xanh đá tảng. Đá tảng hóa thành trầm tích trên trang thơ… Thứ ba, chúng tôi làm 2 công việc là chuyển tải đến độc giả một khối lượng lục bát không nhỏ làm “món ăn tinh thần” vừa tự giúp mình học hỏi thể thơ thuần túy của cha ông. Chúng ta có dịp tham khảo thể loại này với sức sống mãnh liệt của nó khi nó như xương sống của dãy Trường Sơn hùng vĩ đã có thể chuyển tải tất cả các sự kiện văn học, lịch sử. Sau “Việt Nam Lục Bát Sử” với hơn 5.000 câu, “Ngàn Năm Lục Bát Việt Nam” đã có số lượng dòng gấp đôi như thế. Số dòng chỉ là số dòng, chất lượng mới là quan trọng. Từ đầu tới chấm hết, chúng tôi cố gắng gieo vần theo luật, và lệ. Do đó, giữa các tỉnh, thành phố, bạn đọc sẽ thấy rằng, những câu 6/8 vẫn có sự chuyển tiếp vần như một dạng “trường ca” đơn giản (không có tính tự sự). Trong suốt qúa trình gieo vần, chúng tôi cố gắng hết sức để tránh sai phạm vào lạc vận (như các nguyên âm a, u, i, e, o không thể đi chung vận với nhau, ngoại trừ chúng đồng âm như ê=ơ (bề=bờ, về=trở) hoặc i dài với y ngắn (hai=hay, tay=tai) hay có phụ âm theo sau như ng, th, nh (ong, ung, ing, anh, inh…). Chúng tôi cũng cố gắng gieo vần trắc ở từ thứ 7 của câu 8 theo luật lục bát theo 3 dạng: 1. Dạng chính thể: bb/tt/bb bb/tt/bb/tb Ví dụ: Em về Phú Thọ cùng ta Trung du hát điệu thiết tha mặn tình.
và: Thơm mùi biển mặn muôn trùng Hương đồng gió nội như cùng ở đây. Bên trong cảnh đẹp, ai bày Long lanh sắc lá mê say chẳng rời.
hay: Hồi Quan dệt vải sáng chiều Thoi đưa rộn rã như triều sóng xô. Trăng tròn đỉnh núi vừa nhô Nghe cười khúc khích bao cô dệt màn.
hoặc: Em ngồi dệt vải nuôi con Anh chăm ruộng lúa, sống còn có nhau. Tơ tằm Vọng Nguyệt từ lâu Ngàn năm trước vẫn truyền nhau giữ nghề.
tiếp: Về thăm Vĩnh Phúc khang trang Mây bay đỉnh núi như đang vẫy chào. Ôi Tam Đảo những tự hào Danh nhân lịch sử đi vào thế gian. Dạng chính thể lục bát này rất khó làm. Thường thường, gieo được 2 hoặc 4 câu là… tắc tị! Do đó, người nào làm được trên 8 câu chính thể là OK chưa nói tới nội dung. Dạng này có nhược điểm rất lớn là hạn chế tối đa khả năng sử dụng, diễn đạt từ ngữ của người làm. 2. Dạng biến thể: Biến thể theo “Nhất tam ngũ bất luật, nhị, lục, tứ, phân minh”. Chữ in thẳng không được phép đổi. Chữ in nghiêng được phép đổi: bb/ tt/ bb/ bb /tt/ bb/ tb Ví dụ: Vào hàng đồ biển mà xem Sấy khô hải sản có “tem” Khánh Hòa. Khô bò, nai, mực, mại… drô Nai, tôm, cá, ốc phơi khô dễ dùng.
Tiếng đàn đá vọng về khuya Chim Chơ Rao gọi giao mùa tiếng chiêng. Pleiku đất đỏ Tây Nguyên Long lanh đôi mắt thiên nhiên Biển Hồ. Dạng này phổ biến 99% nhưng thường “rớt” vào chữ thứ 7 của câu 8 vì không gieo được vần trắc. Ví dụ: Cá cơm gỏi trộn hít hà Món Don Quảng Ngãi đậm đà bao nhiêu! Em đi bắt Bống kho tiêu Hải Sâm – Đồn Đột, sáng chiều anh săn.
Xứ Thanh non thánh, nước trời “Ân tình xứ Nghệ” bao đời còn không? “Chào em cô gái Lam Hồng” “Giận mà thương” để trong lòng nghe em! Lẽ ra phải là “Ân tình xứ Nghệ” bao đời nhớ không?” và “Giận mà thương” để trong lòng nhé em!” nhưng câu thơ sẽ mất đi một ít ân tình tha thiết. Dạng gieo “bất đắc dĩ” vì cưỡng vận: Khánh Hòa “tứ thủy triều quy“ “Tứ thú tụ” có: rùa, dơi, voi, rồng. “Quy” và “Dơi” chỉ hợp có chữ y dài với i ngắn, nhìn chướng mắt. Thế nhưng, chúng tôi không thể đổi con dơi trong “tứ thú trụ” thành con vật khác, đành… mắc nghẹn ở đây. Coi như đã tự giáng mình một cấp! 3. Dạng phá cách: Có 2 loại: – Loại câu 6 toàn vần bằng: Ví dụ: GiA Lai “quanh năm mùa đông” Xinh xinh “má đỏ môi hồng” Pleiku.
Đi ngang qua Diamond Bay Địa bàn nước Việt, tiếng Tây, chạnh lòng! Nhìn “Cung Hoàn Vũ” ước mong Trường học, bệnh viện cũng không kém gì! – Loại câu 6 và 8 đều phải chia 2 vế và có cụm 3 cùng vận – vần (chữ thứ 6 và 4). Dạng này, ai cũng đều có thể phá cách. Nhưng chỉ phá được câu 6 chứ không phá nổi câu 8 thì mới đi 1/4 đường. Phá được câu 8 nhưng 2 vế chia ra 2 ý lại không cân đối, thì mới đi được 2/4. Phá được nhưng không gieo chữ thứ 7 của câu 8 ra vần trắc thì cũng chỉ đi 3/4 đường. Ví dụ: * Đi 1/4 đường: Xa đá hú, gần sóng gầm Trầm mình hưởng vị ngọt thầm suối Tiên.
Người về trước, người về sau Nha Trang bún Cá nhớ nhau một đời. Câu 8 phá cách bắt buộc phải chia 2 vế nhưng 2 câu 8 ở trên chia 2 vế không được: Không thể chia: “Trầm mình hương vị / ngọt thầm suối Tiên” và “Nha Trang bún Cá / nhớ nhau một đời”. Bộ 3 “gầm – vị – thầm” và “sau – Cá – nhau” bị ngắt bởi từ “vị” và “cá”. * Đi 2/4 đường: Dân số ít, tình mặn mà Phần đông dân đã chuyển ra thị thành.
Tây đồi núi, đông đồng sâu Kinh tế kiểu mẫu khá lâu: làng nghề.
Rượu Cần Thái, mắm Duy Xuyên Món gỏi cá biển ăn ghiền: Sầm Sơn. Không thể chia đôi câu 4 ra 2 vế cân đối như sau: Phần đông dân đã, chuyển ra thị thành. hay: Kinh tế kiểu mẫu, khá lâu: làng nghề. và: Món gỏi cá biển, ăn ghiền: Sầm Sơn. * Đi 3/4 đoạn đường: Chùa Côn Sơn, thanh đạm thay Nỉ non nước chảy, suối lay cung đàn. Từ “cung” gieo vần bằng là trái luật. Mà phải là: Chùa Côn Sơn, thanh đạm thay Nỉ non nước chảy, suối lay tiếng đàn. Từ “tiếng” gieo vần trắc mới đúng luật. * Đi 4/4 đoạn đường: Danh hời quên, không hơn thua Tiền tài lá úa, tranh đua bọt bèo.
Dân cư ít, đất chẳng nhiều Nắng mưa thừa thiếu, tạo điều khó khăn.
Nem chợ Sải, bánh lá gai Dầu tràm Đại Nại, gạo khoai Phước Điền.
Về thăm “làng gốm Hương Canh” Vại, chỉnh, chậu, sảnh, tiểu sành nổi danh. “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh“ Giữ bền hương sảnh, nắng hanh khó vào. Gieo vần đúng vận thật khó, khổ nhưng thò tay hái trái dễ dàng thì khi ăn, chẳng còn hương vị háo hức chực chờ ngon lành gì nữa! Cũng như khi yêu, đụng đâu hôn đó thì hương vị tình yêu “hôn môi xa” cũng theo gió mà bay tuốt luốt! Cuối cùng, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn qúa trình hình thành cuốn trường ca này. Ban đầu, chúng tôi chỉ viết về Hà Nội để hòa cùng đất nước tự hào về “Ngàn năm Thăng Long”. Sau đó, nhiều thầy cô giáo, giảng viên tình cờ tâm sự rằng ngay cả họ hay những người trong đoàn tham quan cũng mù mờ về địa lý, lịch sử chứ đừng nói chi tới học sinh. Hơn thế nữa, trong qúa trình tiếp xúc với người nước ngoài, chúng tôi cảm thấy họ có nhiều thiện cảm về đất nước Việt Nam và muốn tìm hiểu với hy vọng có một ngày, họ sẽ du lịch đến Việt Nam, một dải đất gấm hoa hình chữ S bé nhỏ bên bờ Thái Bình Dương bao la. Cuối cùng, với tấm lòng còn nặng nợ với chữ nghĩa, chúng tôi lao vào viết và viết… Tất nhiên, mỗi thể loại có một ưu, khuyết của chúng nhưng một điều, chúng tôi dám khẳng định rằng, viết lịch sử bằng thơ đã khó, mà bằng thơ lục bát là như leo núi băng không mang giàycó đinh bám đá. Viết về địa lý bằng thơ mà thơ 6/8 cũng gian truân như người đi bằng đầu. Viết tới hàng hà sao số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc sản trên 8 vùng khí hậu của đất nước, thật như lỡ ”cưỡi lưng cọp”. Chúng tôi phải lướt sách, lướt mạng để chui vào hàng ngàn cái web sites để chỉ tìm đúng… 1 món ăn hay 1 tấm bản đồ hoặc 1 thống kê dân số! Về địa lý, chúng tôi đi tìm bản đồ từng tỉnh cũng cực. Hầu hết những tỉnh có tới hàng chục web sites cùng nội dung. Vậy mà có khi không có được một tấm bản đồ nên hồn, ra vía. Nếu có, chúng không có độ phân giải lớn và có khi phải dùng… kính hiển vi mới soi thấy chữ li ti. Nhiều tư liệu các tỉnh cũng qúa cũ từ những năm 1994, 1999 tới nay vẫn nhưng chưa được cập nhật nên diện tích, số dân hầu như thiếu độ chính xác. Ngay cả bây giờ, huyện Mê Linh vẫn có web sites ghi là của Vĩnh Phúc chứ không phải Hà Nội. Hầu hết các trang web sites điện tử của các tỉnh bỏ hẳn thống kê bao nhiêu trường học, bệnh viện ở tỉnh mình nên gây khó cho chúng tôi khi viết tới mục “Giáo dục” và “Y tế”. Có nhiều web sites các tỉnh chỉ ghi tiêu đề, giống như công trình đô thị có tên mà chẳng thấy nền, có nền mà chẳng thấy nóc, có nóc thì nóc sập thành đống gạch vụn. Nghĩa là bỏ trống! Tất nhiên, đó chỉ là những cỏ gai xước qua bước chân lữ hành. Mối âu lo nhất của chúng tôi là chúng ta đã lầm lẫn lịch sử. Lầm lẫn khái niệm “danh nhân” với “doanh nhân”; “nhân vật lịch sử” và “anh hùng” với “anh hùng dân tộc”… Khái niệm, định nghĩa và ví dụ về phần này, chúng tôi sẽ trình bày trong chủ đề khác. Vào thăm các diễn đàn để tìm đúng đặc sản của các tỉnh, chúng tôi cảm thấy thật sự xúc động trước tấm lòng nặng tình Quê hương của các bạn. Tự hào về Quê hương mình. Đó là động lực rất lớn cho những người tìm về cội nguồn lịch sử… khùng khùng như chúng tôi tiếp tục viết lách. Giống như đang khát gặp mưa rào, tôi như vận động viên điền kinh được tiếp sức bởi những bánh xe lăn dưới chân dù có phải “ăn gian”, dù có phải “phạm quy” cũng… cắn lưỡi chạy nước rút về đến đích. Phải nói thật rằng, có nhiều lúc, tôi muốn bỏ cuộc vì tư liệu lộn xộn, máy móc trục trặc, viết đâu mất đó, phần lớn là tắc tị vần, vận như các bạn thấy ở trên. Nhưng rồi, cuốn sách này, nó vẫn tới tay các bạn đọc như một món qùa nho nhỏ mà phần công sức đóng góp rất lớn từ các diễn đàn, các web sites của 63 tỉnh, thành phố và các web sites khác. Nó muốn nhắc chúng ta nhiều điều, tiền bạc rồi cũng đội nón phiêu diêu. Danh hời cũng thành phế liệu. Con người cần phải có một sự đam mê nghề nghiệp và một tấm lòng. Đọc xong, thưởng thức những gì mà cuốn sách này mang lại cho bạn, hy vọng chúng ta sẽ chùng tay trước những lỗi lầm. Chúng ta có thể sống đẹp hơn những gì mà Quê hương chúng ta đã có. Gìn giữ bản sắc dân tộc là sự tồn vinh của một giống nòi và đoàn kết giữ gìn đất nước, đó là sự tồn tại của một giang sơn. Có gì sai sót tư liệu trong cuốn sách này, chúng tôi xin thành thật cáo lỗi và hy vọng thế hệ sau bổ sung vì tư liệu không phải do chúng tôi tự đặt ra. Nói thêm một chút với bạn trẻ yêu thích văn chương, muốn “xiếc” cùng chữ nghĩa, bạn có thể làm một phép so sánh các phép dùng 6/8 trong hai cuốn “Việt Nam Lục Bát Sử” và “Ngàn Năm Lục Bát Việt Nam”. Bạn hãy đối chiếu chúng với một số lục bát mà các bạn đã đọc qua như một trò chơi… game. Chơi game vi tính, không ai dám bảo đảm đôi mắt bạn không… lên độ cận và lão nhưng chơi game này, bạn sẽ tạo ra một “công trình nghiên cứu văn học” mà chẳng sợ bị cho là đạo văn. Hơn nữa, trong cuốn sách này, chúng tôi có dành chỗ cho bạn đọc… động não khi viết về các nhân vật lịch sử. Chẳng hạn như: Ai bị mũi giáo đâm sâu? Ai chống Pháp ở rừng lâu nhất thời? Ai Tán quân vụ bỏ đời? Ai theo Bộ Lĩnh quên thời sứ quân?
Ai thầy thuốc giỏi như thần “Thượng kinh ký sự” góp phần danh sư? “Văn học sử yếu” văn thư Ai người viết sách công như đứng đầu?
Can qua thoát nạn nhờ đâu Thượng thư, tể tướng bền lâu 5 đời? Đứng đầu “tứ nữ anh thư” “Chinh phụ ngâm” nọ, ai người dịch ra?
Ai là tam giáp tài hoa Văn thư, kiến trúc chẳng ngoa Nguyễn triều? “Bước đường cùng” đã học nhiều “Kép Tư Bền” nọ, ai… khều sóng văn?
Văn chương “Giông tố” vĩnh hằng Thằng “Xuân tóc đỏ” đố rằng sách ai? “Đổi mới” có một không hai “Nói Và Làm” đó do ai đổi đời? hay: Người nào bán chiếu mắc eo “Giết vua”, tội gán phải theo… ông bà? Đào hầm chôn sống người ta Công tội hai gánh đố là ai đây?
“Rắn đầu biếng học” qúa tay Ai nhà trí học thơm lây các trường? Ai tinh Hán – Phật vô lường “Hán Việt Từ Điển” phi thường viết ra? Điều lưu ý, trong cuốn sách này, các bạn cũng bắt gặp những con sông như sông Đà, Mã, Lô, Hồng, Đáy… được nhắc tới trong nhiều tỉnh vì nó chảy qua các tỉnh đó. Ví dụ sông Mã bắt nguồn từ Điện Biên rồi chảy qua Sơn La đến Thanh Hóa nên 3 tỉnh này đều có nó. Phần núi cũng vậy. Núi Hoàng Liên Sơn của 3 tỉnh Lào Lai, Lai Châu và Yên Bái. Núi Tam Đảo cũng gắn bó với 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đèo Hải Vân có giữa Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng. Đèo Ngang thuộc Quảng Bình và Hà Tĩnh… Do đó mà phần tư liệu ảnh, chúng tôi phải tìm cho được ảnh nào là ảnh có con sông, đèo, núi chảy, chạy, qua riêng qua tỉnh đó chứ không sử dụng ảnh chung chung. Nhân vật lịch sử cũng vậy. Ví dụ Hoàng Hoa Thám sinh ở Hưng Yên nhưng khởi nghĩa ở Yên Thế là phần đất của Bắc Giang và ông chuyển căn cứ tới Thái Nguyên nên 3 tỉnh này đều có nhắc tới ông. Đức Trần Hưng Đạo cũng được… rinh từ tỉnh này tới tỉnh khác vì ông sinh ở Hải Dương nhưng nguyên quán lại ở Nam Định. Hơn nữa, chiến công sông Bạc Đằng lại là phần tự hào lịch sử “địa linh nhân kiệt” của Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Phần tuyển chọn, edit rất vất vả vì tư liệu ảnh có nơi không cho phép copy nhưng lại thấy tràn giang chỗ khác. Chúng tôi “copy” từ nguồn được cho như vậy chẳng biết có đúng luật hay không? Nếu có, chúng tôi chân thành cáo lỗi các chủ chân những hình ảnh vì động cơ bất vị lợi này. Trong phần tư liệu ảnh, chúng tôi có đầy đủ về Hà Nội, Quy Nhơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk và các vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa sử dụng hết vì chúng tôi cũng muốn dành chỗ cho các “nhiếp ảnh gia” như một chút gì của lòng thành “góp một… tấm ảnh”. Xin chân thành cám ơn những bàn tay, khối óc từ những web sites, những diễn đàn chính thức của nhà nước Việt Nam cũng như ngoài nước đã cùng chúng tôi tạo nên cuốn “Ngàn Năm Lục Bát Việt Nam”. Trân trọng Ngọc Thiên Hoa
Preface: Dear foreign readers: “Ngan Nam Luc Bat Viet Nam” (VieTNAm Epic) is a handbook with a long poem, which introduces the basics and the overview of VieTNAm. First, we would like to introduce you to the location and topography of our country. VieTNAm is shaped like an S letter. It’s located on the globe at 102 º 08′- 109 º 27′ east longitude and 8 º 02 ‘- 23 º 23’ north latitude. Also, the country is located on the east side of the Indochina PeniNSula in Southeast Asia. We have three neighboring countries, China to the north, Laos to the northwest, Cambodia to the southwest, as well as a body of water, the Pacific Ocean, to the east. VieTNAm’s coast is 3260km long (equal 2,021 miles); our longest border is 4510km (equal 2,796 miles). The mainland, as the crow flies from the northernmost point to the southernmost point, is 650km long (equal 403 miles); from the extreme east to west the widest point, is 600km (equal 372 miles) in the north, and 400km (equal 248 miles) in the south. Quang Binh province is the narrowest, only 50km (equal 31miles). Our country has full sovereignty over 331,000km2 (128,065 square miles). Addition, VieTNAm also owNS the Spratly and Parcel Islands. However, this claim is being disputed by China, Taiwan, Malaysia, and the Philippines. VieTNAm is a rich country in natural resources such as land and marine resources. Nature gave us rich resources of forests and fertile soil. It also gave us the sea rich in marine products. In contrast, nature also gives us floods and droughts every year. However, in those extreme natural conditioNS with the struggle for existence, we still exist and have to shown a strong vitality. Second, we would like to introduce you to the historical process of our formation as well as our national identity. VieTNAmese have existed in this area for approximately four thousand years. Since 1975, after “teardown” (1945 1975), “face to face”, VieTNAm, which was formerly divided into north and south VieTNAm, is unified with territorial integrity today. VieTNAm has 63 beautiful provinces and cities. Hanoi City, which was formerly called Thang Long City, is the oldest and largest city, our capital in VieTNAm. VieTNAm’s population is including more than 85 million people are living in the country, and nearly 3 million VieTNAmese live outside of VieTNAm. In past history, in the 19th and 20th century, VieTNAm fought wars agaiNSt China, France, Japan, China, and the United States and conquered an enemy. During the struggle for independence, we have sacrificed teNS of millioNS of people and has a lot of national heroes. The greatest heroes in VieTNAmese legend were Hai Ba Trung, Ba Trieu, Trieu Viet Vuong, Mai Hac De, Phung Hung, Khuc Thua Du, Duong Dien Nghe, Ngo Quyen, Dinh Bo Linh, Lý Thuong Kiet, Ly Nam De, Ly, Tran Hung Dao, Le Loi, Le Thanh Tong, Nguyen Hue, and Nguyen Trai; they all expelled invaders from China out of VieTNAm’s territory. After the embargo was lifted by President Clinton in 1991, our country has entered on the period of development in all such as economic, defeNSe, education, and culture. Since 1995, VieTNAm has been a member of ASEAN (the Association of South East Asian NatioNS), along with Singapore, Malaysia, Thailand, The Philippines, Indonesia and Brunei. On January 11, 2007, VieTNAm officially became the 150th member of the World Trade Organization (WTO). This is a major breakthrough in the process of integration with the international economy. After 9 months, on October 16, 2007, at the United NatioNS General Assembly in New York, VieTNAm was officially a elected non-permanent member of the Security Council for the 2008-2009 session of the United NatioNS. The main religioNS in VieTNAm are Buddhism, Catholicism, Cao Dai, Hoa Hao, Protestantism, and Islam. The most religioNS above, had the religious conflicts in the past, in general, they still are in harmony with together in sweet native land and friendly neighbors love. The national and official language of VieTNAm is VieTNAmese. The VieTNAmese alphabet is derived from a Romanized national alphabet that was developed by a Aleixandre du Rhodes who was a Christian missionary. Speaking the same language, with us, it is convenient opportunity to understand each other better. VieTNAmese, who live by honest labor, live by mainly agriculture, forestry and industries such as rice growing, fishing, petroleum production, and services – tourism. Finally, in “VieTNAm Epic“, you will see general characteristics of the 63 cities and provinces of VieTNAm illustrated with very nice pictures. These include topography, climate, hydrology, history, customs, culture, history, and our most beautiful places. Honestly, in the this book, we do not have enough space to provide to you all of pictures that showing all the advantages of each province and city of VieTNAm. Therefore, we can only offer some images which are symbolic of nature, typical for each area. We hope you will enjoy it. We know that each country in the world has its own beautiful culture. Therefore, we should preserve our earth for all to enjoy the natural beauty that we have been given. We love our countries, and we oppose war because it is the enemy which sabotaged beauty nature and destroyed completely precious species human life. In summary, in the friendship humanity, we invite you to visit our country, so you will understand why we are so proud to be VieTNAmese, and we hope to live down our war sorrow. 06-2009, 01-2010 Ngoc Thien Hoa
Lời mở: Bạn đọc nước ngoài thân mến: Tháng 6/2009 – tháng 1/2010 Ngoc Thien Hoa
VIỆT NAM (VIET NAM CONTRY) Latitude: 08 °02′ to 23 °23′ North latitude Longitude: 102°08′ to 109°28′ East longitude Region: Indochina PeniNSula in Southeast Asia. Area: 331.690 km ² (128.066 sq mi). Population: 85.846.997 + 3.000.000 (over sea) Capital: Ha Noi City 5 Centrally controlled municipalities: Ha Noi, Thanh pho Ho Chi Minh, Hai Phong, Da Nang, Can Tho. 58 Provice: – Red River Delta: Bac Ninh, Ha Nam, Ha Tay, Hai Duong, Hung Yen, Nam Dinh, Ninh Binh, Thai Binh, Vinh Phuc, Ha Noi, Hai Phong (11). – North Central Coast: Ha Tinh, Nghe An, Quang Binh, Quang Tri, Thanh Hoa, Thua Thien – Hue (6). – Northeast: Bac Giang, Bac Can, Cao Bang, Ha Giang, Lang Son, Lao Cai, Phu Tho, Quang Ninh, Thai Nguyen, Tuyen Quang, Yen Bai (11). – Northwest: Dien Bien, Hoa Binh, Lai Chau, Son La (4). – Central Highlands: Dak Lak, Dak Nong, GiA Lai, Kom Tum, Lam Dong (5). – South Central Coast: Binh Dinh, Khanh Hoa, Phu Yen, Quang Nam, Quang Ngai, Da Nang (6). – Southeast: Ba Ria – Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Binh Thuan, Dong Nai, Ninh Thuan, Tay Ninh, TP. Ho Chi Minh (8). – Mekong River Delta: An Giang, Bac Lieu, Ben Tre, Ca Mau, Dong Thap, Hau Giang, Kien Giang, Long An, Soc Trang, Tien Giang, Tra Vinh, Vinh Long, Can Tho (13). Ethnicities: 54 ( Kinh, Tay, Thai, Muong, Khmer, Hoa, Nung, H’mong, Dao, Giarai, Ede, Cham, San Diu, Brau, Odu… ). Calling Code: 84 World Cultural Heritage that is listed by UNESCO: Ha Long Bay (1994 – 2000 – Quang Ninh Province), Phong Nha – Ke Bang National Park (2003- Quang Binh Province), Royal citadel Relic of ancient Hue (1993, Thua Thien – Hue Province), Hue Royal Music (2003, Thua Thien – Hue Province), Space of Gongs Culture in the Central Highlands (2005 coNSists Kon Tum, GiA Lai , Dak Lak, Lam Dong and Dak Nong Province), Hoi An Ancient Town (1999, Quang Nam Province), My Son Holy Land (1999, Quang Nam Province), Imperial Citadel of Thang Long (2010, Hanoi)…
LỊCH SỬ VIỆT NAM Việt Nam chữ S xinh xinh Nằm trong bán đảo hữu tình Đông Dương. Bắc giáp Trung Quốc một đường Đông – Nam hai hướng giáp sườn biển Đông.
Tây – Nam uốn lượn lưng cong Cam, Lào, Vịnh Thái khai thông đất liền. Việt Nam văn hóa sinh tiền Thời đồ đá cũ, lưu truyền đã ghi.
Gồm Gườm, Soi Nhụ, Sơn Vi Colani đã kiên trì tìm ra: Trang sức vỏ ốc, cán tra… Một thời nguyên thủy hiện qua nguyên hình:
Thời đồ đá mới Hòa Bình Ba thời kỳ đã ẩn mình Bắc Sơn. Phùng Văn đồ gốm rã bờn Cái Bèo, Đa Bút xương rờn trắng xương!
Khai quật di tích đã tường: Thời đồng, đá ở văn trường Hạ Long. Lâm Thao, Phú Thọ, Hải Phòng Hà Tây, Hà Nội, sông Hồng, Sơn La.
Văn hoa gấm sứ ngọc ngà Dáng hoa văn trí quê nhà Phùng Nguyên. Thêm Hoa Lộc, Cồn Chân Tiên Thời đồ đá mới vạn niên Sa Huỳnh.
Trung kỳ, khảo cổ hiện sinh Thời đồ đồng đã trầm mình bấy lâu. Văn minh sơ khởi đồng thau Văn hóa Đồng Dậu, đứng đầu Gò Mun.
Thời Văn Lang của vua Hùng Thời đồ sắt ở Đền Hùng – Phong Châu. Đông Sơn văn hóa từ đâu Cổ Loa cung nỏ chia câu trả lời.
Trống đồng Ngọc Lũ để đời Sản phẩm công nghiệp một thời luyện kim. Mặt trời biểu tượng hình chim Chum chôn người khuất nằm im thuở nào.
Thời gian thác lũ mưa gào Sa Huỳnh đồ gốm được đào xới lên. Văn hóa Tam giác thêm tên: Đồng Nai chạc gốm, xu tiền Óc Eo.
Người xưa lên thác xuống đèo Văn minh tiền sử đói nghèo có nhau. Lạc Việt dựng nước từ lâu Hồng Bàng, Thục Phán theo nhau mở đường.
Ngàn năm Bắc thuộc khôn lường Bà Trưng, Bà Triệu nêu gương can trường. Tiền Lý, Triệu Việt một phương Phùng Hưng, Hắc Đế, Khúc, Dương với Kiều.
Nhà Ngô loạn sứ toàn triều Đinh, Tiền Lê, Lý liêu xiêu Trần, Hồ. Hậu Trần, Lê dựng cơ đồ Mạc – Lê, Trịnh – Nguyễn xây mồ sử xanh.
Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh Xâm lăng muôn thuở, máu tanh láng giềng. Tây Sơn khởi nghĩa chiêu hiền Cùng hai họ Nguyễn phân quyền với nhau.
Quang Trung lừng lẫy từ lâu Nguyễn Vương mưu lược thâm sâu tận cùng. Thất thời tạo kẻ anh hùng Thắng thời sinh kẻ cạn cùng nghĩa nhân.
Ba miền máu lửa thiêu thân Nguyễn Ánh thống nhất toàn phần Việt Nam. Giữ nước và việc cần làm Mười ba đời Nguyễn chẳng kham, mới sầu!
Nhật, Pháp được cớ thay nhau Âm mưu xâm lược nối cầu viễn chinh. Việt Nam Đế Quốc khai sinh Năm tháng sau đã mất hình, biến tăm!
Đông Dương chiến sự mưu thâm Nhân dân Việt sống mù tăm tối lòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chia hai Nam – Bắc nhập nhòa chiến tranh.
Hai chính thể cũng đã thành Nửa nước Dân chủ, nửa ranh Cộng hòa. Hiền Lương bến lỡ câu hò Ba mươi năm hết nghẽn đò, nghẹn sông.
Tháng 4, ai mở hoa lòng 75, ai gọi gió đông đợi thuyền. Chính thể thuyền ngửa, thuyền nghiêng Đất nước tồn tại, chủ quyền thuộc ai?
Việt Nam gấm vóc hình hài 63 tỉnh, phố nhân tài gọi nhau. Quê hương tiền sử đồng thau Văn minh dân chủ lắm câu để đời!
1. THỦ ĐÔ HÀ NỘI (HA NOI CAPITAL) Latitude: 20°53′ to 21°23′ North latitude Longitude: 105°44′ to 106° 02′ East longitude Region: Red River Delta Area: 3.344.7 km2 (1.2913 sq mi) Population: 6.448.837 1Town: Son Tay. 10 Urban Districts: Ba Dinh, Cau Giay, Dong Da, Hai Ba Trung, Ha Dong, Hoan Kiem, Tay Ho, Long Bien, Hoang Mai, Thanh Xuan. Calling Code: 4 Vehicle Code: 29-33 Postal Code: 10 ISO 3166-2: VN-
Thủ đô Hà Nội tuyệt vời Sông sâu chẳng đổi, non dời cũng không! Ngàn năm Hà Nội – Thăng Long Nhiễu điều phủ lấy gương trong mãi còn. 1. TÊN GỌI: Qua bao núi lở, non mòn Cha ông dựng nước gương son mãi truyền. Sử xanh chép vẫn còn nguyên Hà Nội thủ phủ là tiền Thăng Long.
Lý Công Uẩn lên ngôi xong Đại La chuyển đổi ngàn không lẻ mười. Thấy rồng vàng lượn trên trời Ban “Thiên đô chiếu”, đồng thời đổi tên.
Thăng Long từ đó mà nên Thay tên đổi họ bấp bênh mấy lần. Long Phượng đổi bởi nhà Trần Đông Đô được gọi qua phần Qúy Ly.
Thời Lê Thái Tổ trở đi Đông Đô được chuyển tức thì Đông Kinh. Hai trăm năm, dân điêu linh 10 kháng chiến chống Minh đã thành.
Đông Đô thành nội máu tanh Mạc – Lê; Trịnh – Nguyễn tương tranh nước nhà Chiêu Thống cõng rắn ăn gà Thăng Long bị phá sơn hà đảo điên.
Gia Long thống nhất hai miền Vauban kiểu Pháp, mặt tiền dựng nên. Thăng Long lấy lại đặt tên “Long”: vua, chuyển nghĩa là nền thịnh an.
Đời vua Minh Mệnh, chiếu ban: Thăng Long – Hà Nội danh mang tỉnh thành. Nhường quyền, họ Nguyễn đoạn đành Hà Nội, Pháp đổi Phủ thành Đông Dương.
Trăm năm biến cố tai ương Thành Hà Nội cổ, phố phường nát tan. Đoan Môn cũng hóa bảo tàng Kính Thiên, Hoàng Diệu, rồng vàng cố đô?
2. ĐỊA DANH Cha ông dựng lại cơ đồ Thành Hà Nội mới, thủ đô đến giờ. Thành xây bóng khói nên thơ Đây Hồ Hoàn Kiếm, đền thờ Cổ Loa.
Sơn Tây thành cổ, Tháp Rùa Đường Lâm, Văn Miếu, Ao Vua, Tây Hồ. Kia Nhà Hát Lớn Hỏa Lò Cột cờ Hà Nội, đó Gò Đống Đa.
“Thăng Long tứ trấn quốc gia“: Quán Thánh, Bạch Mã với là Kim Liên. Đây Đền Voi Phục, thờ riêng: Linh Lang – Thủ Lệ, con hiền Thái Tông.
Tứ Quán thành nội Thăng Long: Huyền Thiên, Trấn Vũ sắc phong thánh hiền. Quán Đế Thích, Quán Đổng Thiên Kim Cô ẩn hiện chùa chiền thiện lương.
Chùa Một Cột với Chùa Hương Quần thể tôn giáo muôn phương hợp hòa. Chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ Đền thờ Thánh Mẫu nhấp nhô sóng vờn.
Nhà Thờ Lớn, Đền Ngọc Sơn Tam Giáo đồng vị, nghĩa nhơn hợp vầy. Công viên, sinh thái Hồ Tây Trâu Vàng dấu tích còn đây Tây Hồ.
Công viên Thống Nhất, Đồng Mô Xanh Hồ Trúc Bạch, sóng xô Sông Hồng. Phù sa, lũ lụt đo lòng Thi gan, thử trí, nên công cáo thành.
Công viên Thủ Lệ, Khoang Xanh Xanh vườn Bách Thảo, thanh thanh Ba Vì. Thiền Quang, hoa sữa thầm thì Thiền – Hoa – Pháp cõi từ bi thoát phàm.
3. CÔNG TRÌNH Bảo tàng dân tộc Việt Nam Bao gồm 7 viện giữ trang sử vàng. Nghề xưa có Gốm Bát Tràng Làng lụa Vạn Phúc, tay vàng dệt hoa.
Hà Đông áo lụa không ngoa Ngũ Xã, Lệ Mật, làng Hoa Ngọc Hà. Mỹ Đình – sân bóng quốc gia Hilton khách sạn, sân ga Nội Bài.
Công trình tự lực thi tài Cầu Chương Dương đã nối dài Hoàn – Biên. Công trình thế kỷ thế thiên Cầu Thăng Long nọ, hiên ngang giữa trời.
Chùa chiền đời qua bao đời Lý, Trần, Lê tới các thời đại sau. Công trình tôn giáo nhắc nhau: “Có mới nới cũ” mà đau thánh hiền.
Chùa Từ Đạo Hạnh nguyên niên Ngọc Sơn, Thê Húc nối riêng Bờ Hồ. Keangnam – Landmark Tower Tháp hơn ngàn mấy tỉ đô ngất trời?
City Comple vẽ vời Cao nhất Hà Nội gọi mời thế nhân. Bảo tàng Hà Nội xa gần Trung Quốc, Nhật Bản, Lý, Trần, Nguyễn, Lê.
Đá, Đồng, Gốm, Sứ ban sơ Thiên nhiên, lịch sử gìn bờ, giữ non. Các PA ngỡ vuông tròn Xem ra giá trị vẫn còn bấp bênh!
Mai này chính sử ghi tên Công trình ngàn tỷ có bền hay không? Non sông gấm vóc Lạc – Hồng Gìn vàng giữ ngọc hoa lòng nở tươi.
4. VĂN HÓA Văn phong thể hiện tính người Văn hóa biểu thị nụ cười văn hoa. Các cung văn hóa hài hòa Văn hóa Hữu Nghị, “Thanh” và “Thiếu nhi”.
Hơn trăm rưỡi tỷ đã chi Đây Nhà hát lớn được ghi hạng đầu. “Nhà hát Tuồng, Trẻ” theo sau Cùng Rạp chiếu bóng bắt cầu Sâm – Thương.
Nhà hát chèo, rối Trung ương Rạp Tuổi trẻ cũng tương đương Hồng Hà. Dân chủ, Tháng Tám, Quốc gia Ca hát, hòa nhạc, phim ta, phim tàu.
Bảo tàng trữ những nhiệm mầu Dân gian, Mỹ thuật thắm màu sử xanh. “Bài ca Hà Nội” – Vũ Thanh “Em ơi Hà Nội – Phố” thành – Phú Quang.
“Khúc hát Hà Nội” – Trần Hoàn “Nỗi lòng người… leave’, Anh Bằng trở trăn. “Thương nhớ 12” – Vũ Bằng Song Ngọc, Hoàng Hiệp nốt thăng, nốt trầm.
“Nhớ về Hà Nội” xa xăm “Hướng về Hà Nội” ngàn năm phố phường. Nhạc Hoàng Hiệp với Hoàng Dương “Mưa Hà Nội” – Phạm Đình Chương, nhớ hoài.
“Phố”, tiểu thuyết của Chu Lai “Hà Nội trở gió” – Chu Lai, Trọng Đài. Tiếng thơ Thanh Tuấn thở dài “Hà Nội mùa vắng mưa…” hoài cố tri.
“Người Hà Nội” – Nguyễn Đình Thi Phan Vũ “Hà Nội phố” thì thầm thương. “Em bé Hà Nội” Lan Huơng Tài hoa đạo diễn chiến trường Hải Ninh.
“Hà Nội… 46” – Nhật Minh “Tôi và Hà Nội” thắm tình Thiện Thanh. “Hà Nội hy vọng” – Phan Nhân “Nhớ thu Hà Nội bần thần Công Sơn.
Chiến tranh khói lửa chập chờn Tiểu thuyết Huy Tưởng, sống còn mấy chương. “Thủ đô sống mãi” can trường “Hà Nội băm sáu phố phường” – Thạch Lam.
5. THỂ THAO Thể thao bóng đá Việt Nam “Sân bóng Hàng Đẫy”, “Trung tâm Mỹ Đình“. Cúp Đông Nam Á hữu tình 49 năm đợi, về mình năm qua.
Các sân bóng khác nhắc qua: “Cột cờ Hà Nội, Bách Khoa, Thượng Đình. 10 – 10, Phước Xá, Kim Liên Máy nước Yên Phục, Tứ Liên, Nghĩa Tần“.
“Tổng cục Đường Sắt, Lục Quân Lĩnh Nam, Vạn Bảo, Ngân Hàng, Phòng Không. A – C – B với Thể Công” Nhiều lần vô địch oai phong một thời.
“T – T, Hòa Phát” ra đời “Sân bóng Hàng Đẫy” gọi mời cuộc chơi. Cầu thủ danh tiếng thơm hơi Giải Đông Nam Á, chói ngời Công Vinh.
Ngô Xuân Quýnh, Nguyễn Tuấn Thành Văn My, Tiến Dũng, Bảo Khanh, Trọng Hùng. Như Thuần, Đức Thắng, Việt Hoàng Minh Hiến, Văn Phú, Tô Hiền, Đoàn Sơn.
Thủ môn xuất sắc Hồng Sơn Như Hiển, Quang Hiệt, Phương Nam, Cao Cường. Hơn bốn ngàn rưỡi huy chương Các câu lạc bộ khua chuông xứ người.
Sân bóng khác khoảng hai mươi Điền kinh, quần vợt thi ngoài, đọ trong. Cùng nhau ý hợp, tâm đồng Làm nên lịch sử sông Hồng – Cửu Long.
6. THỦY VĂN – KHÍ HẬU Nằm bên châu thổ sông Hồng Nội ô gò thấp Núi Nùng, Đống Đa. Diện tích mở rộng tính qua Ba ngàn cây số vuông và ba trăm.
Hai sông chứng kiến thăng trầm Đà – Hồng tiếp nối Vân Nam thượng nguồn. Mùa hè oi bức, mưa tuôn Bốn mùa nóng gió gợi buồn nắng thu.
Phụ nguồn sông Đuống, Kim Ngưu Sông Cầu hữu dật, tả phù sông Tô. Phân lưu có một Cà Lồ Đây sông Lừ, Sét; nọ hồ Đồng Mô.
Kim Liên xao xuyến mặt hồ Quan Sơn nắng vỗ, nội ô Mèo Gù. Liên Đàm trở gió vi vu Tuy Lai ước hẹn lời ru ngọt hiền.
7. KINH TẾ Chợ Đồng Xuân của tổ tiên Trung tâm buôn bán trước tiên nội thành. MD làm cháy tan tành 300 tỷ bạc đã thành khói tro.
Đưa thời bao cấp qua đò Kinh tế Hà Nội hẹn hò đi lên. Cùng Sài Gòn đã vững bền Công nghiệp tăng tưởng giúp nền thái an.
May Cổ Nhuế, Gốm Bát Tràng Vân Hà tiêu bản địa bàn gỗ hoa. Nam thanh, phụ ấu, quần thoa 3 triệu lao động hài hòa đói no.
300 dự án nhỏ to Đầu tư trực tiếp trong cho đến ngoài. Vạn sáu cơ sở đua tài 10 khu công nghiệp nối dài cần lao.
“Chợ Trời, Cầu Giấy” xôn xao “Chợ Âm Phủ” cũng lao nhao ra vào. “Chợ Thanh Xuân, chợ Nguyễn Cao Chợ Mơ, Mai Động “gọi chào” Đống Đa.
Chợ Nhổn, Chợ Bưởi, Hàng Da Mai Động, Trương Định, Số 3, Hòa Bình. Chợ Cầu Diễn, Hôm Đức Viên Nhật Tân, Trương Định, Long Biên, Hàng Bè”.
Sóc Sơn, Phù Lỗ nằm nghe Dân nghèo nắng núp, râm che cày bừa. Tinh hoa di sản kế thừa Nông – Lâm – Thủy sản sáng trưa nhọc nhằn.
Công nghiệp 5 loại tăng nhanh: Cơ, Điện, Vật liệu, Thức ăn, May – Giày. Thương trường hiệp hội phương Tây Kia “công ty mẹ”, chỗ này “ty con”.
Tư nhân doanh nghiệp hiệp đoàn Đầu tư kinh tế sống còn có nhau. Sài Gòn trước, Hà Nội sau “Phi thương bất phú” đứng đầu Việt Nam.
8. DÂN CƯ – VĂN HÓA Dân hơn sáu triệu chăm làm Người Hoa, Mường, Việt, Tày, Chàm, Thái, Dao. Mật độ ngoại thấp, nội cao Nông nghiệp nghề chính đã bao năm rồi.
Nhiều “Đô thị hóa” sinh sôi Hà Nội mở rộng gấp đôi số người. Chuyên cần răn kẻ chây lười Cho con cháu hưởng nụ cười thiện lương.
Bùi Huy, Nguyễn, Lý, Ông, Trương… Trăm họ “tứ chiếng” muôn phương lập làng. Nam thanh, nữ tú hàng ngàn Kinh kỳ thanh lịch, Tràng An rỡ ràng.
Tưng bừng lễ hội xuân sang Văn minh Hoa – Pháp hợp đàng Đông – Tây. Tinh hoa từ trước đến nay Thơ, Văn, Nhạc, Họa thơm lây phố thành.
Điện ảnh, cây cảnh tươi xanh Trang Phục, Nhiếp Anh đua tranh thử tài. Danh nhân, thương nhân trai tài Thêu thùa gái sắc miệt mài tháng năm.
Hoa thơm đưa hương xa xăm Văn phong sắc tộc ngàn năm vững vàng. Như tờ giấy trắng sang trang Như chương lịch sử trích ngang rỡ ràng.
9. ẨM THỰC Chả cá Lã Vọng, bún than Nếp vàng thơm phức Cốm làng Từ Liêm. Bún bung, bún mọc, bún nem Đậu phụ, chả quế, bánh tôm Tây Hồ.
“Phở Bắc – Thủ Đô” mại vô Hàng Than ghé tới thưởng tô “Phở Hà. Phở Thái Hà, quận Đống Đa Phở Thìn – Lò Đúc” với là “Phở Vuông”.
“Phở Gia Truyền” có gốc nguồn “Phở 24″, khách vui buồn ghé ăn. Phở bò tái chín, tái lăn Tái gàu, tái nạm, tái gân, tái nhừ.
Ẩm thực nếm thử ngất ngư Phở chua, phở chó, phở trâu, lạp xườn. Phở khô, phở cuốn, phở xương Phở ngựa, phở lợn… bốn phương gia truyền.
10. ĐỊA LÝ Bắc giáp Vĩnh Phúc, Thái Nguyên Đông – Nam giáp với Hưng Yên, Hòa Bình. Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh Ruộng đồng chiếm lĩnh địa hình phần ba.
Sáu trăm lẻ sáu phố phường Sơn Tây thị xã, quận đường Hà Đông. Quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Tây Hồ.
Đống Đa nằm giữa thủ đô Ba Đình đầu não nghiệp đồ tổ tiên. Dọc sông Hồng: Quận Long Biên Thêm 18 huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa.
Gia Lâm, Hoài Đức, Thạch Oai Thạch Thất, Mỹ Đức, Quốc Oai, Ba Vì. Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thanh Trì Từ Liêm, Chương Mỹ yêu vì Mê Linh.
Đan Phượng, Thường Tín, Đông Anh Chung tay giữ nước vanh danh phú cường. Cùng Hà Nội thuộc trung ương: Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.
11. HÀNH CHÍNH Chính quyền Hà Nội bây giờ Hội Đồng lãnh đạo, phất cờ Ủy Ban. Các đơn vị cùng tam ban Sở, Ngành, Huyện, Quận chuyên bàn công tư.
Ra sức khuyến khích Đầu tư Nội Vụ, Vận Tải cũng như Văn Phòng. Sở Thông Tin với Hội đồng Khoa Học Công Nghệ, Giao Thông, Ngân Hàng.
Tư Pháp, Tài Chính, Công An Kho Bạc, Cục Thuế, Hải Quan, Ban ngành. Y Tế, Xây Dựng thị thành Cục Thống Kê với Phát Thanh – Truyền hình.
Hội Người Mù với Liên minh Liên Hợp Tác Xã Hòa Bình, Luật Gia. Hội Nhà Báo, Sở Thanh Tra Giáo dục Hà Nội, Thi Đua Hội Đồng.
Trường Đào Tạo Lê Hồng Phong Cùng Ban chỉ đạo Thăng Long, Hạ tầng. Văn học Nghệ thuật tương thân Quy hoạch Kiến trúc thượng tầng, Đông y.
Các trường Cao Đẳng luyện thi Nghệ Thuật, Sư Phạm bước đi vững vàng. Hội Đồng Thành Phố, Ủy Ban Cùng nhau qua những gian nan thăng trầm.
12. LỊCH SỬ Thời đồ đá hai vạn năm Băng tan, biển lấn sơn lâm, đất liền. Đồ đồng Văn hóa Phùng Nguyên Trang sức, dụng cụ ngàn niên thuở nào.
Văn hóa tiền sử Lâm Thao Thuộc huyện Phú Thọ được đào xới lên. Văn hóa Đồng Đậu còn nguyên: Đồ dùng, hài cốt người tiền sử xưa.
Gò Mun thời đại gió mưa Đông Sơn trống cổ kế thừa Phùng Nguyên. Hùng Vương mười tám đời truyền Văn Lang quốc hiệu dệt huyền sử xanh.
Thục Phán chiếm đất phân ranh Cổ Loa thành nội – Đông Anh bây giờ. Âu Lạc máu nhuộm cõi bờ Triệu Đà gởi rễ bất ngờ tấn công.
Nhà Tần diệt Thục đã xong Ngàn năm tự chủ “niêm phong” bởi Tàu. Hà Nội năm thế kỷ đầu U minh một cõi thảm sầu bi thương.
Lý Bí chống lại nhà Lương Xưng làm Hoàng Đế tự cường một phương. Cổ Loa máu nhuộm chiến trường Lý Phật Tử với nhà Đường tác oai.
Vào năm sáu trăm lẻ hai An Nam Bắc thuộc kéo dài vạn niên. Tiết độ sứ, tướng Cao Biền Xây thành Long Đỗ, tưong tuyền Đại La.
Ngô Quyền đuổi Hán chạy xa Thủ đô nước Việt – Cổ Loa phất cờ. Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Hồ, Mạc, Trịnh, Nguyễn ngẩn ngơ Bắc thành.
Mông Cổ máu nhuộm chiến tranh Ba lần bỏ trống phố thành Thăng Long. Quang Trung đánh bại Càn Long Tây Sơn chấm dứt Đàng Trong, Đàng Ngoài.
Đống Đa cùng với Ngọc Hồi Quang Trung chiến tích vua – tôi anh hùng. Hà Thành đầy những tôi trung Thắt cổ, Hoàng Diệu chết chung với thành.
Xâm lăng, Pháp lắm gian manh Tri Phương trúng đạn, nhịn ăn, bỏ mình. Cách mạng tháng Tám, Việt Minh Tuyên ngôn độc lập, Ba Đình kết hoa.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Thủ đô Hà Nội chói lòa nắng thu. Nhật xâm, Pháp chiếm, dân tù Mưa xua, giỏ đẩy sương mù thủ đô.
Bắc Nam thống nhất cơ đồ Thăng Long – Hà Nội xanh hồ, thắm cây. Quy hoạch phố cổ dựng xây Nhân dân Hà Nội chung tay dựng nhà.
13. PHỐ CỔ – THÀNH CỔ Hàng Bồ, Hàng Chiếu, Hàng Gà Hàng Tre, Hàng Thiếc, Hàng Da, Hàng Giày. Hàng Bè, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Điếu, Hàng Bút, Hàng Chai, Hàng Thùng.
Hàng Bừa, Hàng Cá, Hà Trung Hàng Cân, Hàng Cót, Phùng Hưng, Hàng Dầu. Hàng Chuối, Yên Thái, Gầm Cầu Hàng Hòm, Hàng Cuốc, Hàng Cau, Chân Cầm.
Hàng Đào, Hàng Đậu, Đồng Xuân Hàng Chĩnh, Hàng Mã, Hàng Cân, Bát Đàn. Hàng Lược, Hàng Đậu, Hàng Than Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Lò Rèn.
Hàng Bừa, Hàng Điếu, Hàng Phèn Hàng Khoai, Hàng Khóa, Hàng Kèn, Gia Ngư. Trần Nhật Duật, Đào Duy Từ Hàng Vải, Hàng Quạt, Hàng Rươi, Hàng Đường.
Trần Quang Khải, Ngõ Tạm Thương Nguyễn Siêu, Tạ Hiện, Hàng Buồm, Lãn Ông. Hàng Trống, Ngõ Ngạch, Cầu Đông Thuốc Bắc, Nhà Hỏa, Hàng Đồng, Hàng Khay.
Đinh Liệt, Cao Thắng, Mã Mây Hàng Giò, Hàng Giấy, Hàng Khoai, Hàng Mành. Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can Chợ Gạo, Chả Cá, Hàng Màn, Hàng Nâu…
Những “Hàng” giờ chẳng thấy đâu: Hàng Chè, Hàng Mụn, Hàng Cau, Hàng Hài. Hàng Kèn, Hàng Khóa, Hàng Mây Hàng Sơn, Hàng Trứng, Hàng Nâu, Hàng Đàn.
Hàng Áo Cũ với Hàng Màn Hàng Gạo, Hàng Sắt, Hàng Lam, Hàng Kèn… “Tang Điền Thượng Hải” bao phen Sen vàng có nhuốm bùn đen bao giờ!
Phố xưa, thành cổ cột cờ “Kỳ đài Hà Nội” phất phơ giữa trời. “Khuê Văn Các” tự bao đời “Quốc Tử Giám” thấm đạo đời Khổng – Nho.
Trạng Nguyên, Bãng Nhỡn, Thám Hoa Vinh danh Tiến Sĩ, thủ khoa mỗi triều. Nguyễn Trực tên hiệu Hu Liêu Hoàng Nghĩa Phú, Vũ Tuấn Chiêu đổ đầu.
Nguyễn Thiến, Đức Lượng cùng nhau Vinh quy gia tổ, trước sau hiển mình. Đặng Công Chất, Nguyễn Quốc Tinh Lưu Danh Công đã làm vinh nội thành.
“Chùa Một Cột “– cổ công trình Nằm trong phố Pháp dõi hình cố tri. “Nhà Thờ Lớn” – mẫu Paris Khu nam Hoàn Kiếm, Trường Thi – Tràng Tiền.
14. Y TẾ Y tế kết hợp cổ truyền Hàng loạt bệnh viện được quyền triển khai. “Hà Tây, Việt Đức, Bạch Mai Nhi Thụy Điển, Mắt, Lão Khoa, Thanh Nhàn.
Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang 189, E, Răng – Mặt – Hàm. Bệnh viện Phụ Sản” nội thành Trong 6 bệnh viện đầu ngành quốc gia.
“Việt Xô – Hữu Nghị” tây ta “Quân Y 354, Đống Đa – Lương Bằng. Bệnh viện Tâm Thần Mai Hương U – Bướu, K, Bắc Thăng Long, Cổ truyền”.
Ngàn bảy bác sĩ các miền Trung y cao cấp, chuyên viên ân cần. Dự trù mươi viện tư nhân Mở thêm phục vụ cư dân ngoại thành.
15. GIÁO DỤC Các trường Hà Nội lừng danh: “Đông Dương Đại Học” nhiều ngành thực thi. “Trường Quốc Gia, Đại Học Y Sư Phạm Hà Nội” – lương y giảng đường.
“Bách Khoa, Quân sự, Ngoại thương Mỹ thuật, Kinh tế” với trường phổ thông. 600 trường, tiểu, sơ, trung 40 công lập với cùng trường Ams:
“Chuyên Hà Nội – Amsterdam” Lò học sinh giỏi hằng năm thi tài. “Trường Chu – Trường Bưởi” lâu dài Cùng “Chuyên Nguyễn Huệ” nhân tài nước ta.
65 dân lập gần xa 50 Cao, Đại quốc gia hữu dùng. Trường Công – Tư , đại hay trung Thi đua giáo dục lợi chung nước nhà.
16. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Lệ hội đặc sắc đậm đà “Lễ hội Làng Gióng, Hai Bà, Quang Trung. Thả diều, Bơi cạn” đi cùng “Thổi cơm Thị Cấm, hội vùng Đơ Thao”.
“Hội Triều Khúc, Hội làng Đào” Long Bào nơi nón quai thao – Thanh Trì. “Chùa Hương lễ hội” tăng ni Suối Yên, Bến Đục người đi nhớ về.
Tháng 4, mùng 9 rước cờ “Lễ hội Thánh Gióng” đuổi về giặc Ân. Sau khi thắng trận, hóa thần Cưỡi ngựa sắt, Gióng đằng vân lên trời.
“Tết Nguyên Đán“, nhiều trò chơi Tái hiện quá khứ vào thời Quang Trung. Tây Sơn Nguyễn Huệ anh hùng Mùng năm Kỷ Dậu đường cùng quân Thanh.
17. TỒN TẠI… Tươi xanh như hoa trong tranh Hà Thành – Hà Nội long lanh sắc trời. Văn minh, thanh lịch rạng ngời Anh hùng, thục nữ tiếng đời sáng trong.
Gìn nhà, giữ nước vô song Dù trong như ngọc sao không vết tì? Đánh giặc dày dạn gan lỳ Giữ nước xót chút lương tri giống nòi
Dự án rút rỉa khơi khơi Tham lam, bán chức tả tơi mấy thời. Chuộng ngoại, bạc nội ham lời Đến khi lũ lụt, đổ trời giáng tai.
Công trình thế kỷ một mai Trên làm, dưới chịu, đúng sai chẳng lường? Văng thề, chửi tục muôn đường “Hội Anh Đào“, Tết đã tường thực hư.
Đạo bằng cấp để làm nư Đến khi đụng chuyện làm như chẳng gì! Hai bờ nghèo – khổ bất tri Giao thông chật chội, lối đi tắc sình.
Sông hồ rác nổi chình bình “Chung cư Chuồng Cọp” đứng nhìn ngắm sao! Bình quân thu nhập chẳng cao Vật giá đắc đỏ nơi nào sánh qua?
Trên đầu não bộ quốc gia Sao mà chẳng thấu dân ta mất nhà. Ngoại thành sinh hoạt kém xa Ao bùn, nước bẩn dân ta phải dùng.
Vỉa hè tiếm dụng làm chung Đèn giao thông đỏ ung dung vượt càn. Taxi, xe buýt lan tràn Lừa đi khách sạn chẳng màng thiện lương.
Dân ta ôi bao tang thương Vì đâu có nạn vũ trường, mại dâm? Nước trong, dòng đục làm hầm Gỗ tươi, mối mọt đục ngầm… đẻ chơi!
“Tràng An thanh lịch” thơm lời “Ngàn năm văn vật” danh thời khắc ghi. Thăng Long – Hà Nội cố tri Cùng nhau cốt khắc, xương ghi vạn đời.
Chia ra, nhập lại tùy thời Thành phố, tỉnh, thị tạm thời như sau:
2. TỈNH HÀ GIANG (HA GIANG PROVINCE) Latitude: 22 °45’0″ to 23 °75′ North latitude Longitude: 105° 0′ to 105° East longitude Region: Northeast Area: 7.945.8 km ² (3.067.9 sq mi). Population: 724.353 Capital: Ha Giang City Districts: Dong Van, Meo Vac, Quan Ba, Yen Minh, Bac me, Hoang Su Phi, Vi Xuyen, Xin Man, Bac Quang, Quang Binh. Calling Code: 019 Vehicle Code: 23 Postal Code: 29 ISO 3166-2: VN -03
Hà Giang phía bắc giáp Tàu Phía đông lưng giáp chung nhau Cao Bằng. Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang Lào Cai, Yên Bái giáp đàng phía tây.
Thung lũng, núi, dốc khá dày Địa hình cao thấp đông – tây cắt nhiều. La Chí, Tày, Việt, Sán Dìu 10 huyện, 1 thị, mỹ miều cảnh quan.
Tân Hưng bộ lạc Văn Lang Bình – Vị Nguyên đổi Hà Giang hiện giờ. Dân cư thưa thớt vùng quê Bảy trăm ngàn rưỡi sống nhờ lâm – nông.
Đi lại năm lộ giao thông Trục 279 nối vòng tây – đông. Quốc lộ 34 sát sông Các lộ số 4 nối trong nối ngoài.
Gâm, Lô, Nho Quế sông ngòi Phụ lưu phân phối đắp bồi tưới tiêu. Hà Giang núi phủ mây chiều Nương đồng mỗi bậc mang nhiều nét thơ.
Danh lam Quản Bạ lửng lờ Huyền thoại gắn giữa hai bờ núi tiên. Tây Côn Lĩnh đó, núi thiêng Rừng nguyên sinh thuộc khu riêng bảo tồn.
Dịu dàng núi đá, cô thôn Dốc ngược Tủng Tỉnh, Tam Sơn thị thành. Đồng Văn – Mèo Vạc loanh quanh Vực da, núi máu dân lành đã quen.
Xín Mần đá cổ mốc đen Hai ngàn năm đã nằm yên giữa trời. Huy hoàng tráng lệ một thời Cao nguyên phố cổ gọi mời thế gian.
Hà Giang thắng cảnh bạt ngàn Hang Chui, Phương Thiện động, hang để đời. Suối Tiên thác dựng tuyệt vời Hoang sơ Động Én, Cổng trời Đồng Văn.
Cổng trời Quản Bạ màn giăng Tiên cô tắm mát còn chăng, thuở nào? Mèo Vạc núi đá vẫy chào Lũng Cú sương phủ giăng rào giỡn thiên.
Sà Phìn, dinh sử còn nguyên Tường xây đá hộc tương truyền họ Vương. Bức Hoàng Phi ngự trên tường Trúc che nét mặt vương quyền chẳng phai.
Đồng Văn có chợ Khâu Vai Huyền thoại bộ lạc gái trai hẹn hò. Có duyên bến cập con đò Không duyên, hát một câu hò thở than.
Mùa xuân lễ hội Hà Giang Sau Tết Nguyên Đán thời gian 7 ngày. Mừng công, cầu phước, cầu may Cầu trai, ai được phước này, rước vô.
“Lễ mừng nhà mới Lô Lô” Hai ngày đêm với hát hò hội duyên. Khách thăm nhớ lại chợ phiên Hai mươi dân tộc cồng chiêng chúc mừng.
Đừng quên sản phẩm lẫy lừng Khăn thêu độc đáo đã từng nổi danh. Này là túi vải thanh thanh Kia váy áo đỏ, hoa xanh với vàng.
Hoa thơm cây trái mơn man Khoai, lê, táo, mận, tuyết san, cam sành. Thục địa, hồi, quế… dược lành Nuôi ong lấy mật đã thành nghiệp quen.
Xã Cao Bồ có chè Shan Nước xanh, nhung tuyết khách hàng khó quên. Đồng Văn khô sấy có tên Ẩm thực sơn cước chớ quên thịt bò.
Món dê núi đá hẹn hò Thui vàng, cuốn trộn ăn no vẫn thèm. Tùng Xã rượu thóc ủ men Thơm vàng cách thủy sang hèn bổ thân.
Mua chai rượu ngô Thanh Vân Thơm ngon, tinh khiết, ân cần tặng ai. Chân đau, mỏi gối đường dài Ăn cháo Ấu tẩu thêm hai móng giò.
Vớt rêu – quẹ đá vô lò Nướng than xôi quẹ ăn no đã đời. Ong rừng chúng chích kêu… trời Ấu trùng ong nướng vàng tơi ngọt dòn.
Đặc sản Thắng Cố đúng ngon Bò, dê, heo bỏ chảo con nấu nhừ. Nấm hương, măng luộc loại cừ Chưa ăn chưa phải con người Hà Giang.
Khoáng sản có cát trộn vàng Mỏ hiếc, chì với thủy ngân, mỏ đồng. Mậu Duệ với Antinon Công ty doanh nghiệp làm tròn chức năng.
Vùng biên chiến trận nhọc nhằn Nụ cười Tây Bắc cũng hằn bấy nhiêu. Núi, đồng nắng gió thương yêu Tổng quan dệt vẻ mỹ miều Hà Giang.
3. TỈNH BẮC NINH Latitude: 21°00′ to 21°05 North latitude Longitude: 105°45′ to 106°15′ East longitude Region: Red River Delta Area: 8.231 km ² (3.177.8 sq mi). Population: 1.024.151 Capital: Bac Ninh Town: Tu Son Districts: Que Vo, Yen Phong, Tien Du, Thuan Thanh, Gia Binh, Luong Tai. Calling Code: 241 Vehicle Code: 99 Postal Code: 16 ISO 3166-2: VN -56
Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang Hưng Yên, Hà Nội giáp đàng phía nam. Hải Dương giáp đông, đông nam Trọng điểm kinh tế trung tâm 3 vùng.
Khoáng sản chỉ đủ dân dùng Tài nguyên không lớn, nhìn chung trồng rừng. Đất đai khai thác tượng trưng Tiềm năng rộng lớn hữu dùng khuyến nông.
Hướng dốc nam bắc, tây đông Núi đồi, thung lũng cũng không có nhiều. Độ cao chẳng đáng bao nhiêu Địa hình bằng phẳng trung du, đồng bằng.
Nhiều sông thuận lợi thủy văn Sông Cầu, sông Đuống, sông Dân, Thái Bình. 23 độ nhiệt trung bình 2 mùa khí hậu phát sinh mưa rào.
Dân cư nông – thị thấp cao Trong 8 huyện, thị cũng vào triệu hơn. Vươn lên từ thuở tay trơn “Chính phủ điện tử” bền hơn mấy mùa.
Thời đại, lịch sử chạy đua Đổi tên, tách, nhập chẳng thua tỉnh nào. Bắc Kinh dạ xót như bào 1884 rơi vào thực dân.
Qúy Mùi, “Hiệp ước Harmand” Nhà Nguyễn ký nhượng đèo Ngang – Bắc Kỳ. Tonkin cũng tức Bắc Kỳ Gồm 13 tỉnh chia ly lệ tràn.
Trấn Kinh Bắc – tỉnh Bắc Giang Thành lập từ phủ Lạng Giang, nhỏ dần. Hà Bắc, 97 phân thân Tách ra như cũ 2 phần: Ninh – Giang.
Tuyến đường sắt Hữu Nghị Quan Hà Nội – Trung Quốc đều sang ngõ này. 1A, 38 thường ngày 1B, 18 trăm cây liên dòng.
Qua cầu Phả Lại mà mong Đừng nhầm vết nứt… rớt sông Thái Bình. P- U 18 – công trình Bê tông 5 nhịp xập xình lối qua.
Sông Cầu nước chảy thướt tha Bên trên ùn tắc bến phà Long Xuyên. Đường thủy đầy ấp tàu thuyền Thái Bình, Cầu, Đuống băng xuyên sông Hồng.
“Hệ thống điện tử” khai thông MS trợ giúp với cùng Intel. Chủ trương công nghệ xóa nghèo Trọng điểm kinh tế – nôi chèo Bắc Ninh.
“Làng trăm nghề“ đã phát sinh Phù Khê mỹ nghệ cực tinh chạm rồng. Gia Định – Đại Bái đúc đồng Chưng đèn thờ cúng, gò, cân , búa, riều.
Hồi Quan dệt vải sáng chiều Thoi đưa rộn rã như triều sóng xô. Trăng tròn đỉnh núi vừa nhô Nghe cười khúc khích bao cô dệt màn.
Này tranh “Nhân Nghĩa”, “Lợn Đàn” “Chăn trâu thổi sáo“, tranh nàng “Đánh Ghen”. Tranh “Đám cưới chuột” rộn ràng “Vinh hoa phú qúy”, “Gà đàn”, “Thạch Sanh”…
Đông Hồ nổi tiếng làng tranh Hồ, màu, giấy điệp thanh thanh bút vàng. Du sản văn hóa dân gian Ngàn năm báu vật thời gian nhuộm màu.
Làng gốm Phù Lãng men nâu Lư hương, lọ vại cung – cầu khắp nơi. Đống Cao giã dó kiếm lời Làng giấy mai một tiếc thời vàng son.
Em ngồi dệt vải nuôi con Anh chăm ruộng lúa sống còn có nhau. Tơ tằm Vọng Nguyệt từ lâu 1000 năm trước vẫn truyền nhau giữ nghề.
Đồng Kỵ giàu có bề bề Xem ra mỹ nghệ là nghề thủ thân. Mây tre qua tay nghệ nhân Tranh, chiếu, nội thất nhờ phần “tre hun”.
Bắc Ninh vùng đất anh hùng Ngàn năm văn hiến đi cùng danh nhân. “Nghĩa Đoàn Tam Tỉnh” Nguyễn Cao Mổ bụng tự sát, anh hào chống Tây.
Sông Lô, cá sấu chờ đây Đọc văn “Hàn Dũ” nhướng mày, chịu đi. Cai Vàng chồng vợ tương tri Chống quan tham lại, sử ghi anh hùng.
Nỏ thần hiệu nghiệm vô cùng Bắn ra trăm phát giặc run khiếp hồn. Triệu Đà giảo kế thông hôn “Nỏ thần Cao Lỗ“… vô hồn tại ai?
Thăng Long thành nội rồng bay “Thiên đô chiếu” lệnh chuyển ngay đô về. Trong ngoài yên ấm hai bờ Công Lý Thái Tổ đến giờ vẫn ghi.
Ỷ Lan Thái Hậu – Nguyên Phi 2 lần nhiếp chính, nữ nhi phi phàm. Thanh liêm như ánh trăng rằm Thượng thư mẫu mực chính Đàm Quốc Sư.
“Hội Lim” Quan Họ Tiên Du Sáo Trương Chi thổi như ru hồn người. Tiêu Tương xanh biếc giữa trời “Liền anh,Liền chị” hát lời “Hừ La”…
“Liền chị” “mớ bảy mớ ba” Chít khăn mỏ qụa thướt tha lụa là. 5 thân, cổ đứng, viền tà Áo kép, khăn xếp đó là “Liền anh”.
“Tình tang”, “Gió mát trăng thanh” ”Cái hờn”, “Cái ả”, “Tình tang”, “La hời”… 300 Quan Họ ngọt lời Kho tàng văn hóa để đời vạn niên.
13 âm lịch, tháng Giêng Bắc Kinh “lễ”, hội” uy nghiêm, tráng hùng. Thuyền rồng, em bước chập chùng Muốn thi Quan Họ, “đối” cùng với anh.
“Dương Lôi lễ hội” diễu hành Mẹ Lý Công Uẩn sinh thành ra vua. Rồng vàng uốn lượn thi đua Đình Bảng có “lễ hội chùa- Đền Đô”.
Ai về Kinh Bắc mời vô Nơi Lý Thái Tổ đóng đô chỗ này. Đền Đô di tích còn đây Kiến trúc lịch sử bậc thầy: Quốc gia.
Làng Diềm “Lễ Hội Vua Bà” Tưng bừng trống rước, vui ca, chọi gà. Ơn Bà dạy hát dân ca “Làn Quan Họ” đã vang ra nước ngoài.
Về Á Lữ, nhớ vào coi “Kinh Dương- Lạc hội”, xem rồi ngẩn ngơ. Dòng người cháu chắt Âu Cơ Đầu đội mâm lễ, múa cờ, múa lân.
Làng Đông Kỵ “lễ hội xuân” “Triễn lãm sinh vật cảnh“, xuân mở đầu. Tháng 4, mùng 8 “hội Dâu” “Múa gậy”, “Cướp nước”, mà cầu trời mưa.
Lồi Đình làng cũ ngày xưa “Hội Nhồ- Bà Đống, kiệu hoa thơm nồng. 12 cô gái chưa chồng Theo bác Tiên Chỉ rước ông Thành Hoàng.
“Hội rước ông Ỷ” Vân Đoàn “Hội Phú Mẫn” ,”Hội Làng Trần“, “đền Than”. “Hội đền Xà” ở Tam Giang “Hội chùa Bút Tháp” “Hội làng Cẩm Giang”.
“Hội chùa Tiêu” ở Tam Giang “Hội làng Yên Mẫn, ghé sang “Tiến Bào”. 300 lễ hội mời chào Ai người Kinh Bắc tự hào Bắc Ninh.
Chào em trần thế xinh xinh Anh người địa phủ một mình tới đây. “Âm Dương chợ” – cõi xum vầy Mùng 5, ngày Tết mắn may gặp nàng.
Xuân Ô chập choạng tối đèn Chợ Gà – làng Sáu đông đen rừng người. Gà đen phải đen mười mươi Mới làm sứ giả hên, xui tấu trình.
Các trường đại học Bắc Ninh Thể thao, Học viện loại hình trường công. Trung cấp Y – Dược tương thông Hàng trăm trung học, Nghệ – Công chuyên nghề.
Em về “Đình Bảng” thăm quê 4 miền đồi núi, thẩn thờ biết bao. Mỗi tên xóm, mỗi tự hào Thắng cảnh, văn hóa đi vào nhân gian.
Thăm “chùa Bút Tháp” nghiêm trang “Ninh Phúc Thiền Tự” , Phật đang tọa thiền. Quan Âm nghìn mắt thiêng liêng Nghìn tay dang đỡ nỗi niềm chúng sinh.
Đây “chùa Phật Tích” rất linh Xưa kia Phật ngự rủ tình ở đây. “Đền Đô” giặc phá, dân xây 9 đời nhà Lý ở đây phụng thờ.
“Đông Hồ” tranh đẹp như thơ Về thăm làng Mái ngẩn ngơ tâm hồn. Tranh làng nét đẹp cô thôn Giản đơn mà ẩn ý khôn tuyệt vời.
Em ơi! Kinh Bắc rạng ngời “Hội Lim” độc đáo hết lời ngợi ca. Làng Tiên Du nhớ ghé qua Nghe ca Quan Họ thiết tha ngọt hời…
“Phu – Thê” đặc sản, anh mời Em ăn một cái, thời người của anh. Vàng, thơm, dẻo ngọt, màu xanh Âm dương triết lý, thanh thanh lá dừa.
“Bắc Ninh bún cá” thử chưa Nha Trang, Bình Định đều ưa món này. Đa Đa, Ngói, Gáy… thôi bay Mời anh thưởng thức rán, quay… “Chim Trời!”
Minh Tân – Cà Rốt xanh tươi Cầm tinh con thỏ, mặc thời nhổ ăn. “Cổ chay Đào Xá” sư, tăng Bánh chưng, bánh cấp ngon rằng qúa ngon.
“Cá cháo Bảy Ngọc” đậu khuôn PHi Hành với cá, nước trong thấy thèm. “Mỹ tửu biển Bắc” sắn, hèm “Rượu Làng Vân” uống đã thèm, ngất ngây.
“Trèo lên đỉnh núi Thiên Thai” “Bên kia sông Đuống” rồng dài lượn bay. Chùa trăm gian đó, hương say Chùm buông đuôi cáo mới hay “Hồng đào”.
Hội Lim di sản tự hào Để ngòi Bút Tháp ghi vào thời gian? Thiên Thai 9 ngọn mơ màng Thái Bình soi bóng dịu dàng Bắc Ninh.
4. TỈNH VĨNH PHÚC (VINH PHUC PROVINCE) Latitude: 21°06 to 21°35 North latitude Longitude: 106°19′ to 106°48 East longitude Region: Red River Delta Area: 1.231.6 km ² (475.2 sq mi). Population: 1.000.837 Capital: Vinh Yen Town: Phuc Yen Districts: Binh Xuyen, Lap Thach, Tam Dương, Tam Đao, Vinh Tuong, Yen Lac. Calling Code: 211 Vehicle Code: 88 Postal Code: 16 ISO 3166-2: VN -70
Vĩnh Phúc – Hà Nội thâm tình Phía đông, nam giáp địa hình thủ đô. Thái – Tuyên, phía bắc giáp vô Lô Giang, Phú Thọ chia bờ phía tây.
Dân hơn triệu sống nơi đây Cao Lan, Hoa, Việt, Sán Chay, Ngái, Tày. 3 vùng địa lý lâu nay Bên kia đồng, trũng, bên này núi cao.
Địa hình núi lửa ngày nao Tạo ra Tam Đảo đẹp, cao hơn nghìn. Bào mòn, xâm thực phát sinh Địa hình núi sót rạp mình tây đông.
Đồng bằng trầm tích từ sông Sông Lô, Phó Đáy, sông Hồng phì nhiêu. Đầm, hồ, sông, suối cũng nhiều Thiên nhiên kiến tạo mỹ miều cảnh quan.
7 huyện, 2 thị khang trang Ngân sách kinh tế đứng hàng “top ten”. Công nghiệp qua buổi nhá nhen Nông – Công – Dịch vụ đã quen tay nghề.
Khí hậu nhiệt đới 2 mùa Mưa vừa, nắng đẹp gió lùa lạnh đông. Nhiệt độ 24 tính đồng Riêng vùng Tam Đảo độ chừng 20.
Tài nguyên khoáng sản mọi nơi Đất đai màu mỡ giúp người, khuyến nông. Tôm, cua, cá, hến sông Hồng Tài nguyên thủy sản thuận dòng tưới tiêu.
Khoáng trong lòng đất khá nhiều Nhiên liệu than đá lượng liều cũng cao. Kim loại vàng, kẽm chờ đào Vật liệu gạch, đá, với bao sét bùn.
Động, thực vật có muôn trùng 83 nhóm gỗ, qủa rừng 62. Trầm hương dược qúy, giá cao Sam pông, la hán, kim giao, khó tìm.
Một trăm năm tám loài chim Loại qúy hiếm có gà tiền, bạch lôi. Ba trăm sáu bảy họ, loài 58 lớp thú vọc, nai, cheo, cầy.
Giao thông 3 tuyến hôm nay Đường sắt Vĩnh Phúc – Lào Cai – Hà Thành. Lộ 23 nối Đông Anh Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, giáp ranh lộ nhì.
Lịch sử Vĩnh Phúc, sách ghi Mê Linh – Âu Lạc, đến Tùy, bị chia. Qua bao biến động cắt lìa Phúc – Phú Yên – Thọ trước xa, lại gần.
Một chín chín tám lại phân Vĩnh Phú tái lập, số dân triệu người. Mê Linh huyện sử tách rời Đi về Hà Nội chẳng lời oán than.
Ngược về lịch sử thời gian “Di chỉ Đồng Dậu” hiện đang chỗ này. Công cụ lao động còn đây Xương người, vòng đá mộ này giữ nguyên.
Theo sau “Văn hóa Phùng Nguyên” “Văn hóa Đồng Dậu” ngàn niên sắt, đồng. Trung tâm đất cổ vua Hùng “Di sản văn hóa Thành Dên, Lũng Hòa“.
Gần trăm di tích quốc gia Gần ngàn thắng cảnh qúy và đẹp xinh. Hương Cang có một cụm đình Thờ 5 nhân vật nghĩa tình triều Ngô.
Người Thổ Tang chẳng khan khô Long Hổ Đô Thống được vô ở đình. “Thổ Tang đình” gỗ cực xinh Thờ người đánh giặc hết mình chống Nguyên.
“Đền Trần Nguyên Hãn” còn nguyên Sơn Động có một khuôn viên dịu dàng. Hoành Phi, hạc gỗ như đang Thương “Tả tướng quốc” thác oan, thở dài.
“Quốc Dân Đảng” trưởng là ai “Khởi nghĩa Yên Bái” do ai lãnh phần? “Không thành công cũng thành nhân” “Vũ trang bạo động” khi cần tự do.
Theo Tây ngỡ sống ấm no “Khố xanh Cai đội” lại lo chuyện đời. “Nam bình phục quốc” thay lời “Thái Nguyên khởi nghĩa” một thời có ai?
“Quận Hẻo” người ở Sơn Tây Bỏ văn theo võ, “Đàng Ngoài khởi binh”. Ghét tên Trịnh Tráng cầm tinh Nổi lên rồi bị tử hình, họ chi?
Vĩnh Phúc mảnh đất khoa thi Hai hàng văn võ nhất nhì cầm binh. Văn thần có Phạm Công Bình “Đệ nhất giáp” lại đi bình giặc Chân.
Võ, Nguyễn Văn Nhượng tướng quân Từ thời Đại Việt vinh thân anh hùng. Hậu duệ Lê Lợi – Thượng Trưng “Bùi Chân” hoàng tộc đã từng họ Lê:
Lê Nghi Dân giết Bang Cơ Tư Thành bức tử anh kề Khắc Xương. Cung Vương ngôi đế đã nhường Thâm cung Nho giáo lại thường giáo gian.
Tư Thành lúc được đăng quang Vua truyền cháu phải theo sang họ Bùi. Bùi Chân tôn tử ngậm ngùi Đi cùng bà nội về vui sách đèn.
Họ Bùi bảng hổ đề tên Hoàng Giáp, Tam Giáp làm nên “Ngũ Hoàng”. Quang Vận, Công Tốn, Bùi Hoằng Hậu duệ ông tổ Thủ Chân – Lê – Bùi.
“Tam khôi Vĩnh Phúc” 3 người: Lê Ninh, Sư Tích với thời Phạm Du. “Tứ nguyên” Văn Thuật tài thư “Song nguyên” Khắc Cẩn thảo từ phượng bay.
Về thăm Vĩnh Phú hôm nay Ngày xuân vãn cảnh trời mây chùa Hà. Tây Thiên Thiền Viện nguy nga Mái cong, rừng phủ bao la đất trời.
Em ơi! Đại Lải tuyệt vời Hồ xanh soi bóng mây trời lửng lơ. Gió đưa tiếng hát Soọng cô Suối gieo nốt nhạc xuyên vô cõi lòng.
Vườn cò Hải Lựu mênh mông Âm vang cò lửa xuống dòng sông Lô. Chim về làm tổ lô nhô Người về làm tổ chỗ mô hỡi người?
Bình Sơn tháp gốm chống trời 11 tầng tháp để đời vạn niên. Gạch nung tươi rói còn nguyên Rêu phong cũng chẳng, lời nguyền cũng không.
“Du lịch núi Sáng” mênh mông Cao 30 mét trắng dòng tựa mây. Hồ Văn Trục với Thác Bay Trên “hang Đề Thám”, dưới này Bách Dung.
Thạch Bàn, Thiên Thị chập chùng Tam Đảo – Phù Nghĩa trùng trùng biển mây. Linh khí nước Việt là đây Núi mây ẩn hiện vào cây lẫn nhà.
Bốn mùa vừa tới lại qua Mây mềm như lụa, thoảng xa hương rừng. Người đi, sao bước ngập ngừng “Đà Lạt xứ Bắc” như chừng níu chân.
Tam Đảo thờ 2 loại thần “Nhân thần“: Thượng Đẳng Phúc Thần, vua phong. Người dân Việt cổ sông Hồng “Thiên nhiên thần“: thủy, thổ, sông, núi, rừng.
Vĩnh Tường “lễ hội chợ Dưng” Mùng 6 ở xã Tứ Trưng lễ thần: Văn Nhượng “Thượng Đẳng Phúc Thần” Lễ tế, múa hát, đến phần vật nhau.
Hải Lựu “lễ hội Chọi Trâu” Tháng Giêng, mùng 7 gọi nhau trở về. Oai phong, dũng chí bề bề Giao đầu chọi thẳng, không hề húc hông.
Tinh thần thượng võ vô song Cho người học hỏi tác phong… trâu nhà. Thắng, thua, trâu thịt làm… qùa Ăn rồi ước khỏe như là… “Ông Trâu“.
“Làng Hà hội vật” đi đầu Tháng Giêng, mùng 7, trống chầu… “cắc, tung“… “Xe đài”, “múa hạt”, “cắc” dừng Nhỏ người, yếu lực phải dùng trí cao.
“Soọng Cô” điệu hát ca dao Hát gọi, hát hỏi xôn xao bản làng. Hát chào, hát hẹn năm sang Qua nương, dội núi hòa tan gió ngàn.
“Làng nghề Tiến Thịnh” rỡ ràng Đa nem, hương, kẹo đã sang các miền. Kẹo chanh, kẹo lạc ăn ghiền Kẹo gôm, kẹo cốm rẻ tiền lại ngon.
“9 nén tơ, kén 3 nong” “Tằm tang Yên Lạc” tơ hồng có danh. Nuôi tằm, bán nhộng lời nhanh Em ưng thả kén, anh dành kéo tơ.
Cưới em cặp rổ Triệu Đề Đôi thúng, mủng rước em về với ta. Gầu sòng, gầu tát đồng xa “Mây tre Triệu Xá” bán ra tỉnh thành.
Về thăm “làng gốm Hương Canh” Vại, chỉnh, chậu, lọ, tiểu sành nổi danh. “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh” Giữ bền hương sảnh, nắng hanh khó vào.
“Vĩnh Sơn làng rắn” tự hào Nuôi rắn làm thịt, nấu cao bao đời. Yếu vía, thấy rắn… rụng rời Cứng cựa, bắt rắn nhậu chơi… tới sần!
“Làng rèn ở xã Lý Nhân” Dao, liềm, cuốc, rựa; nông dân rất cần. Chồng đe, vợ búa ê chân Mang ra Thùng Mạch, ai cần, đến mua.
“Chạm khắc Hải Lựu” xa xưa Cối xay bột, cối giã cua, đá mài. Anh từ núi Thét dặm dài Em từ Đồng Trổ, gót hài ghé thăm.
Hai ta duyên nợ trăm năm Tạc vào núi đá Đồng Trăm nguyện thề. Yêu nhau như thuở yêu nghề Mai này núi hết vẫn chờ đợi nhau.
An Tường, “làng mộc Bích Chu” Tủ giường, sập gụ, vạn thu vẫn còn. Tủ thờ, tượng lớn, tượng con Mỹ thuật đại tự sơn son thiếp vàng.
Ai “bánh Nẳng, bánh gạo rang”? Đặc sản, nếp cái hoa vàng, lá si. Trả vừng, lá dáng, đốt đi Hòa tro, lọc nước đỏ thì mới tươi.
Gạo ngâm, lá chít gói rồi Sau chừng vài tiếng, giở nồi, vớt ra. Bánh thơm, trong suốt vàng ngà Đưa lên miệng cắn, ôi dà dẻo ngon.
“Bánh gio Tam Hợp” thon thon Dính chút tí mỡ, từ ngon hóa thường. “Bánh gai” đen vỏ, vàng trong Mứt sen, dừa, chuối ăn xong vẫn thèm.
Sán Dìu có món “xôi đen” Dễ tiêu, bổ máu, sang hèn… quất tơi. “Tái nai kiến đốt” ngon ơi Chua nước đái kiến, ngọt thời thịt nai.
“Ngũ Kiên thịt chó” mời ai Cầy tơ 7 món, chân, tai chẳng còn “Nhị vàng, nhất vện, tam khoang Tứ đốm“, 4 loại chó ngon, ít mùi.
Cạo da, quạt lửa rơm thui Xương băm, riềng tẩm từ đuôi tới đầu. Mẻ tương, tôm mắm trộn nhau Hầm nhừ, thử tróc xương, mau đớp liền.
Nhựa mận, chả chó xâu xiên Lá lốp chả bọc mắc tiền cũng ăn. Dồi chó đớp miếng… lên trăng Rau mơ, đổ, lạc đinh lăng băm nhừ.
Cay, thơm, làm miếng ngất ngư Mắm tôm, ngọt thịt, người như… thất thần. Còn đây 4 cái móng chân Nhâm nhi với rượu muôn phần khỏe re.
“Vĩnh Sơn thịt rắn“, ai e Treo đuôi, cắt cổ, ngòn tè tiết canh. Nước dừa trộn máu khử tanh Lột da, lấy mật, nuốt nhanh, uống liền.
Tim, gan, da, thịt luộc, chiên Hấp, ninh, gia vị, ai điên mới từ. Xương, thịt tiêu, mắm hầm nhừ Đổ xanh, gạo tẻ tương tư… cháo xà!
“Tép Dầu Đầm Vạc” quê ta Chồng chèo, vợ vớt bóng tà mới thôi. Nấu canh dưa cải, kho nồi Gừng tươi, tương ớt mặn mồi Vĩnh Yên.
“Thanh Trù gỏi cá” hương riêng Cá chép đực trộn mắm, riềng, ớt tiêu. Đầu, xương băm nhỏ nấu riêu Xa quê nhớ mẹ, thương nhiều Vị Thanh.
“Nem chua Phú Đức“quê anh Nạc tươi, bì mỏng tiêu hành, ủ men. Rau mùi, diếp, bánh đa nem Ngọt chua lá ổi, mua đem tặng bà.
Giò lụa, thịt mới mổ ra Cối đá Chày giã mới là đúng gu. Lá chuối xanh gói thịt nhừ Ruột hồng, sủi bọt thật như tấm lòng.
Hành hoa, mộc nhĩ, nước trong Hương Canh nổi tiếng “bánh hòn, cháo se”. “Thịt rừng sấy” muối, cặp tre Khói hun bếp lửa đánh te vi trùng.
Gạo nếp, sâu chít trộn chung Ngâm rượu vài tháng đem dùng rất thơm. Suy dinh dưỡng, uống vài hôm “Rượu chít Tam Đảo” qúy hơn bạc vàng.
“Chè làng Tiên Lữ” nhân gian Nước mưa, nước giếng đun vàng bốc hơi. Bát đàn miệng thổi, tay mời Từng ngụm “khà, ực”, đã đời dưới trăng.
“Đậu Rùa Tuân Chính” nướng than Mắm tôm rim chấm mắm ăn béo ngầy. “Bánh chim, bánh chuột” thơm tay Thịt lợn, gạo nếp, lạc xây trộn đều.
Chào em, cô gái mỹ miều Lên rừng hái dứa tới chiều mới thôi. Tam Dương, Hướng Đạo quê tôi Dòn như mứt dứa, ngọt môi mật vàng.
Về thăm Vĩnh Phúc khang trang Mây bay đỉnh núi như đang vẫy chào. Ôi Tam Đảo những tự hào Danh nhân lịch sử đi vào thế gian.
5. TỈNH CAO BẰNG (CAO BANG PROVINCE) Latitude: 22°21’21” to 23 °07’12” North latitude Longitude: 105° 16’15” to 106°50’25” East longitude Region: Northeast Area: 6.690.72 km ² (2.583.3 sq mi). Population: 508.200 Capital: Cao Bang Districts: Hoa An, Quang Yen, Phuc Hoa, Tra Linh, Nguyen Binh, Thach An, Bao Lac, Bao Lam, Trung Khanh, Ha Lang, Thong Nong, Ha Quang. Calling Code: 26 Vehicle Code: 11 Postal Code: 22 ISO 3166-2: VN -04
Cao Bằng tây giáp Tuyên Quang Nam – Bắc: giáp Bắc – Lạng Sơn với Tàu. Núi non trùng điệp, rừng sâu Đại Việt – nhà Mạc thi nhau ẩn mình.
Tày, Nùng, Hoa, Việt mưu sinh H’Mông, Dao, Sán nương mình náo thân. Quảng Nguyên thời Lý, thời Trần Cao Bằng bản địa của Nùng Trí Cao.
13 huyện, thị nhập vào Giải thể, hợp nhất xôn xao mấy thời! Chiến tranh biên giới bã bời Nửa triệu dân số truyền đời cháu con.
Địa hình hùng vĩ núi non Thác Bản Giốc đổ nước mòn đá thâm. “Cao Bằng non nước ngàn năm” “Nhớ về Pắc Pó” xa xăm hỏi thầm…
Thác kia tồn tại bao năm Phất phơ lụa trắng nắng râm bụi mờ? Thăng Then – huyền thoại bao giờ Hữu tình sơn thủy lỗi thề sao đang!
Gườm Ngao nhũ đá cao sang Nguyên Bình trúc mọc thênh thang một rừng. Chè đắng cổ thụ lẫy lừng Dược liệu quý hiếm chưa từng ở đâu!
Động thực vật với muôn màu Khỉ, hươu, nai, vượn đen nâu, lợn rừng… Tài nguyên khoáng sản muôn vùng Bauxít, chì, kẽm… trùng trùng giàu sang.
Vonfram, đồng, sắt Hòa An Mangan, thiếc với than, vàng, uran… Đá vôi, cát cuội Bằng Giang Cao Bằng từng bước dân an, nhịp nhàng.
Sử xanh lật lại trang vàng Lê Văn Khôi nọ với Phiên An thành. Cao Bằng nghiệp tổ nên danh Vào Nam giúp Duyệt mà thành vạ vương.
Phiên An dấu ấn kiên cường Văn Khôi đảm lược đường đường một vua. Xu thời lắm kẻ hơn thua Triều cương bất chính là mùa tiểu nhân.
Dân lành, lính, giặc nào phân Hơn nghìn tám mạng chôn thân một lần. Triều cương Nguyễn đã vô nhân Nên mầm khởi loạn trong dân mới thành.
Nùng Tôn Đản tướng tài danh Theo Lý Thường Kiệt công thành Tống bang. Nước Trường Sinh quốc ba trăng Nùng Tồn Phúc cũng mạng tàn đế vương.
Khoan hồng, nhà Lý làm gương Nùng Trí Cao phản, chuốc đường diệt vong. Thành – tàn, thịnh – bại song song Xem ra cũng thuộc con dòng đế vương.
Sông Gâm, Nho Quế, Bằng Giang Quây Sơn – Bản Giốc bạt ngàn bốn sông. 3, 4 quốc lộ giao thông Đường mòn xẻ núi ghé trong tỉnh thành.
Nền văn hóa cổ trong lành Thi ca, múa, nhạc cùng tranh cái tài. Hát Than, hát Lượn êm tai Páo dung, Nàng ới, lòng ai chẳng mềm!
Múa ô, khăn, quạt che rèm Múa chầu, múa trống, múa khèn, múa chuông. Đàn nhị, đàn tính đệm tuồng Xóc đồng lục lạc đổi buồn hóa vui.
Ẩm thực Trùng Khánh ngọt bùi Dẻ nâu, to hạt luộc, thui, sấy dòn. Phở chua nước sốt vịt con Gan, sườn rán; khoai chao dòn, ớt măng.
Mỏng dai bánh cuốn Cao Bằng Gạo non cháo nhộng ong rằng bổ ngon. Lợn sữa quay thịt rất dòn “Huy chương vàng” cũng đã tròn mấy năm.
Pẻng Rày bánh gạo nếp ngâm Nhân bằng trứng kiến đầu tăm hấp mềm. Mùa đông giá lạnh vào đêm Coóng Phù một bát nghe êm ái lòng.
Áp Chao món bánh mùa đông Bột nếp, nhân thịt thơm nồng vị thanh. Khẩu Phảng bánh tét đậu xanh Chè Dây tiêu hóa giúp… anh dạ dày.
Nà Giàng – Phù Ngọc hôm nay Nổi danh nhờ có mặt hàng Sli. Món quà kẻ đến người đi Bánh ngon, bổ Khẩu Sli đặc truyền.
Nằm Khâu ba chỉ đưa duyên Tiêu gừng gia vị tiệc riêng Cao Bằng. Rau Dạ Hiến trộn, xào lăng “Sơn hào hải vị” chẳng bằng Bồ Khai.
Hương Hồi bánh khảo chia hai Vuông vuông sắc áo trang đài khoác lên. Lá dong, lá chít làm nền Nước tro, gạo nếp mát mềm bánh gio.
Chè Sam, chè Đắng “Giàng” cho “Sao Vàng đất Việt” đã… no tiếng đồn. An thần, trị chứng bồn chồn Vị đắng giảm mỡ, bảo tồn lá gan.
Miền cao sơn cước buôn làng Dệt vải, thổ cẩm, nghề rèn Phúc Sen. Chiếu cói Quang Trọng, Thạch An Nghề nhuộm vải “sắc áo Chàm” nổi danh.
Lưu Thượng đan guột thịnh hành Sản phẩm mỹ nghệ cỏ thành phẩm cao. Trúc vàng chiếu đẹp vì sao Màu riêng khác biệt thanh tao lạ thường.
Cao Bằng Bản Dốc mù sương Người đi nhớ cảnh thêm thương núi rừng. Nguời đi một thoáng rưng rưng Đường về lịch sử nghe chừng xốn xang!
6. TỈNH LÀO CAI (LAO CAI PROVINCE) Latitude: 21°20’0″ to 23°33′ North latitude Longitude: 103° 00′ to 104°95′ East longitude Region: Northeast Area: 6.357km ² (2.254.4 sq mi). Population: 613.075 Capital: Lao Cai City Districts: Muong Khuong, Bat Xat, Bac Ha, Bao Thang, Sa Pa, Van Ban, Bao Yen, Si Ma Cai Calling Code: 20 Vehicle Code: 24 Postal Code: 19 ISO 3166-2: VN – 02
Lào Cai đông giáp Hà Giang Tân Hưng từng thuộc Văn Lang – vua Hùng. Phía Bắc, Trung Quốc giáp vùng Phía Nam, Yên Bái tương phùng gặp nhau.
Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu 8 huyện, 1 phố ở đầu núi cao. H’Mông, Tày, Thái, Việt, Dao Sáu trăm ngàn khẩu cần lao chống nghèo.
Núi Voi hiểm trở cheo leo Hoàng Liên Sơn nọ mây treo giữa trời. Địa hình cao, thấp tách rời Sương mù, mưa nắng, tuyết rơi lạnh nhiều.
Tài nguyên đất, nước phì nhiêu 10 nhóm đất chính lượng liều phú phong. Đất phù sa hợp nghề nông Đất mùn, vàng, đỏ Lâm – Công rất cần.
Hàng trăm sông suối chia phần Sông Hồng, sông Chảy mẫn cần tưới tiêu. Nước nhiễm khuẩn chẳng có nhiều Bốn suối khoáng nóng sáng, chiều chảy, phun.
Tài nguyên rừng, khoáng dư dùng Rừng chứa thực – động vô cùng hiếm hoi. Thiết Sam, Đinh, Nghiến, Lát Hoa Bốn trăm loài họ bò, cò, thú, chim…
30 loại khoáng đã tìm Quý Sa mỏ sắt, Sin Quyền đồng thau. Công nghiệp mũi nhọn hàng đầu Cát, vàng, sa khoáng đang hầu “nóng” lên.
20 sắc tộc làm nên Một nền văn hóa vững bền khả thi. Một trăm sách chữ Pali Chữ Nôm sách cổ rằn ri vạn nghìn.
Lào Cai cửa khẩu Tàu – mình Kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng. Đường sắt, thủy, bộ giao thông Tuyến đường huyết mạch sông Hồng tự xưa.
Đá chồng, đá vợ nắng mưa Thắng cảnh truyền thuyết Mường Hoa hiện về. Suối Tiên kỳ ảo muôn bề Trung Đô Thành Cổ tràn trề lân tinh.
Chùa Phúc Khánh Tự uy minh Thương con rùa đá giữa đình đội bia. Chúa Bầu chống Mạc còn kia Nghị Lang Thành Cổ sớm khuya lửa bùng.
Bảo Hà trầm mặc vô cùng Thờ Nguyễn Hoàng Bẩy anh hùng ải biên. Hữu tình phong cảnh thiên nhiên “Quốc gia di tích” giữ nguyên quý đền.
Sa Pa bãi đá có tên Bản đồ chiến trận cổ trên đá này. Tự ngàn xưa hỏi ngàn nay Hoa văn ai tạc, đá này ẩn ghi?
Dinh Hoàng A Tưởng thiếu chi Từng viên gạch qúy chép ghi chuyện đời. Lâu đài vàng chói rực trời Cũng thời để lại tiếng đời cẩu quan.
Đây đền Thượng đứng khang trang Thờ Trần Hưng Đạo muôn vàn đức công. Này khu du lịch Hàm Rồng Anh em hóa đá đứng trông núi Hoàng.
Lặng nghe “Ký sự Phố Ràng” Đi trong năm tháng vô vàn dấu yêu. Soi Bầu, Thành Nội tiêu điều Đồi Cơm Lam chứa những chiều tiếng chiêng.
Bắc Hà, Cán Cấu chợ phiên Mường Hum, Bản Phố, Bản Dền, Cốc Ly. Sa Pa kỷ vật còn ghi Tiếng cười trai gái, mê ly sáo, khèn.
Cốc San huyền bí, dịu dàng Nhũ giăng, thác đổ ngỡ ngàng động tiên. Cao trên ngàn mét, cao nguyên Cô Tiên sừng sững, chợ phiên nối hàng.
Đỗ Quyên hát giữa sắc vàng Thác Tình Yêu đổ muôn vàn tuyết hoa. “Ô Quy Hồ, Ô Quy Hồ” Tiếng chim nức nở, âm xô ngã trời!
Sín Chéng lễ hội bao đời Thứ tư họp chợ trưng phơi mặt hàng. Cải Mèo – Cúc, đậu Hòa Lan Thịt, rau, phở, rượu, mặt hàng tỏi, tiêu.
Người Dao em chẳng thách nhiều Một đôi gà trống, một liều rượu ngon. Cưới em thêm cặp tiền con Một hai năm trọ, ngoãn ngoan rước về.
Tháng Giêng mưa thuận gió hòa Roóng Rọc lễ hội Mường Hoa bắt đầu. Vải, măng, bạc trắng… tiếng cầu Trống, chiêng, kèn, tấu cùng nhau hẹn hò.
Dao Tuyển ăn Tết khá to Giao duyên văn hóa, chuyện trò thiết tha. Lễ hội Say Sán Bắc Hà Vui xuân uống rượu gần xa chúc mừng.
Trầu Sun Dao đỏ tưng bừng Mùng năm ngày Tết cúng dưng thánh thần. Xuống đồng lễ hội đông dân Kiệu rước nước, kiệu để phần đất thiêng.
“Múa xòe Tả Chải” còn truyền Hội cúng rừng cấm giữ nguyên tục Nùng. Đất rừng gìn giữ của chung “Lá xanh” treo ngõ: cấm chun vô làng.
Không ngồi dãy ghế đầu bàn Không úp bát chén, vỗ an đỉnh đầu. Không huýt sáo để giải sầu Ma tà, giông bão gọi nhau tới làng.
Sa Pa thác nước nhẹ nhàng Đẹp xinh Thác Bạc, thênh thang cổng Trời. Ruộng bậc thang lượn tuyệt vời Bản Hồ, Cát Cát hát lời đắm say!
Ô Quy Hồ nối đèo Mây Ngoằn nghoèo Khâu Phạ, hương bay Hàm Rồng. Bắc Hà se sợi chỉ hồng Chợ Tình kết lại tấm lòng Cốc Ly.
FaNSipan mãi thầm thì Nhìn ra bốn cõi mà ghi chuyện đời. Cột mốc biên giới góp lời Cổ xưa Đền Mẫu chứng thời Lào Cai.
Hoàng Liên Sơn giữa trần ai Sao dời, vật đổi hình hài vẫn nguyên. Vận tải, lâm nghiệp ưu tiên Cao tốc, khoáng sản luân phiên tiến hành.
Công – Nông nghiệp cũng tăng nhanh Rừng đây, núi đó xanh xanh một màu. Trung du cực Bắc địa đầu Lào Cai vững bước dài lâu dãi dầu.
7. TỈNH LAI CHÂU (LAI CHAU PROVINCE) Latitude: 21°0′ to 22° North latitude Longitude: 102° 00′ to 103°’ East longitude Region: Northwest Area: 9.562.9km ² (3.692.2 sq mi). Population: 319.900 Capital: Lai Chau City Districts: Muong Te, Tam Duong, Phong Tho, Sin Ho, Than Uyen, Tan Uyen. Calling Code: 31 Vehicle Code: 25 Postal Code: 28 ISO 3166-2: VN – 01
Lai Châu phía Bắc giáp Tàu Đông – Nam: Yên Bái nối đầu Điện Biên. Tây – Nam, Lào cũng láng giềng Phía nam giáp giới đất liền Sơn La.
Trải qua biến đổi sơn hà Khu tự trị Thái đổi là Lai Châu. Thuộc vùng Tây Bắc tuyến đầu Ít sông, nhiều suối, nông sâu thác ghềnh.
6 huyện, 1 thị làm nên Một nền văn hóa nét riêng điển hình. Ba trăm ngàn tám dân sinh Dao, Lào, Việt, Thái tồn vinh với rừng.
Hai mùa mưa nắng tượng trưng Địa hình đồi, dốc như từng cắt chia. Giao thông 4 lộ, cầu, ga Cầu Giấy, cầu Diễn bắc qua sông Đà.
Nậm Xo, Nậm Mức, Nậm Na Mênh mông thung lũng, bao la núi đồi. Rừng nhiều bò, hổ, gấu, voi Đồng cỏ thích hợp chăn nuôi, cấy trồng.
Khoáng sản đá cuội, vàng, đồng Granit, đá phiến, vôi nung, sắt, chì. 18 nguồn khoáng được ghi 4 mỏ đất hiếm chẳng bì ở đâu.
“Công trình thủy điện Lai Châu” Chín năm dự án đương đầu bão giông. Phía trên Trung Quốc ngăn dòng Phía dưới tích nước vừa lòng Sơn La.
Lù Thàng cửa khẩu quốc gia. Mốc giới 66 giữa ta với Tàu. Mốc nằm thắm máu đêm thâu Cho con cháu biết ngày sau đất mình.
Lâm sản hứa hẹn phồn vinh Giáng hương, cách kiến nguyên sinh, nứa, dầu. Khoai, ngô, sắn, đậu – hoa màu Cây kỹ nghệ có trà, trầu, mía, bông.
Hai mùa lúa núi, lúa đồng Đơm bông kết hạt thể lòng thiết tha. Giảm nghèo, xóa đói tỉnh nhà Trăm năm cơ bản vượt qua cái nghèo.
Bum Bưa đan lát eo xèo Song mây mỹ nghệ lên đèo, xuống khe. Làng nghề duy nhất Mường Tè Hiện không đủ bóng râm che thị trường.
Sìn Hồ trồng sắn trên nương Dệt thổ cẩm Thái kiếm đường tồn sinh. Tiểu thủ công nghiệp Trường Sinh Cây bông Phong Thổ vươn mình tốt tươi.
Ngành Y, bác sĩ thiếu người Gần trăm trạm xá chỉ thời bậc trung. Giáo dục tình trạng cũng chung Trăm tám trường học các vùng chưa cao.
H’Mông “lễ hội Gầu Tào” Cầu an, phúc, mệnh người nào muốn con. Tháng Giêng vào giữa trăng tròn Cây Nêu ăn Tết đứng mòn cả thân.
Thái – Mường, “lễ hội Nàng Han” Chống quân phương Bắc, ngang hàng Triệu, Trưng. Tháng 2, trăng chín tưng bừng Múa xòe, múa nón tượng trưng bản làng.
Tháng 2 “lễ hội hoa Ban” Cầu mưa gió thuận, mùa màng tốt tươi. “Lu – Khôm huyền thoại” để đời Chết đi xuân đến trắng trời hoa Ban.
Tháng 3 “hội Kin Pang Then” Mừng thần linh xuống trần gian 4 ngày. Mùa màng cầu lộc, cầu may Hát Then trai gái vui vầy mối duyên.
Thi tài nam nữ thanh niên “Lễ hội Hạn Khuống – Giao duyên“ chúc mừng. La Hủ, Phù Lá, Xinh Mun “Lễ Mừng măng mọc” khắp vùng rẫy nương.
Dấu hiệu cấm các ngã đường “Lễ hội cúng Bản” lệ thường tháng 3. “Lễ Bun Vốc Nậm” đậm đà Ra sông té nước thiết tha của Lào.
“Lễ hội múa kiếm” người Dao “Thổi Pí“ người Thái, đẹp sao múa xòe! Rước dâu ra mắt bạn bè “Hát Quan làng cưới” để nghe nỗi lòng.
“Múa khèn, hát đối “H’Mông “Bắt cá” người Kháng, “Xên Mường“ Thái đen. “Lễ Tủ Cải” như ngọn đèn Trẻ “thành đinh” đã nhún nhen “trưởng thành”.
Tiên Sơn danh thắng trong lành Pu Sam thạch nhũ long lanh giữa trần. Nậm Mu sơn thủy níu chân Ta Gia núi, động bạt ngàn đá voi.
Chợ phiên chủ nhật ghé coi Dào San trai gái muôn nơi hội về. Quang Yun Ngai đẹp não nề Bản Choan Choan nọ ai về ghé thăm.
Bản Vàng Theo nét thâm trầm Đèo Pha Đin nối ngàn năm đất trời. Động Pu Sam Cáp tuyệt vời Nhũ vàng tam động ngỡ nơi thiên đường.
Than Uyên, Vàng Pó, Nà Đông Suối khoáng chữa bệnh ngoài trong nhiệm màu. Pú Đao mây phủ vùng sâu Cao nguyên xinh đẹp Hồ Thầu có tên.
Đỉnh Pan mây trắng bồng bềnh Đèo Văn Long nọ vinh tên kẻ hèn. Nước bẩn cần phải đánh phèn Đây bia Lê Lợi ngọn đèn sáng soi.
Văn minh Phong Thổ hẳn hoi Nậm Tun, Nậm Phé thuộc nòi cổ xưa. Cao nguyên sương phủ bốn mùa Tà Phình mát lạnh, gió lùa Dào San…
Đèo Pa Dinh với Đà Giang Hue Pe khoáng tắm, Động Quang hiền hòa. Ào ào, Thác Bạc sóng xô Mao Sao Ping rộng, thắm hồ Ba Khoang.
Ẩm thực mười ký – lợn con Thịt “lợn cắp nách”, nó ngon mỡ màng. Thương người già chợ Dào San Gùi su, gừng, ớt, dưa gang đổi hàng.
Cơm Lam nướng bởi tre giang Nếp gạo ủ nướng trên than lửa hừng. Xôi màu thơm dẻo, bánh trưng Rượu táo mèo ngọt hương rừng Sa Pa.
Thái nướng Lam Nhọ đậm đà Ống tre thịt trộn mặn mà ớt rau. Mùi thơm lá chuối Thua Nau Tương ninh ủ chín thơm lâu nướng dùng.
Gan gà – Chép Tắp – gà rừng Ong non nướng chín thơm lừng nhậu chơi. Pa Pinh cá nướng đã đời Tiêu hành ớt tỏi bầm tơi trộn vào.
Mía đường, bánh đúc vùng cao Bình dân giá rẻ nôn nao trẻ già. Mường Tè nổi tiếng gần xa Thơm ngon đặc sản gạo ta… Tả Cù.
“Lai Châu quê tôi” sương mù Trùng trùng núi hát, sông ru lặng thầm. “Lai Châu viên ngọc trăm năm” Mùa xuân trẩy hội ươm mầm ruộng thang.
8. TỈNH TUYÊN QUANG (TUYEN QUANG PROVINCE) Latitude: 21°30′ to 22 °40′ North latitude Longitude: 104° 53′ to 105°40′ East longitude Region: Northeast Area: 5.870.4 km ² (2.163.8 sq mi). Population: 725.467 Capital: Tuyen Quang City Districts: Chiem Hoa, Ham Yen, Na Hang, Son Duong, Yen Son. Calling Code: 27 Vehicle Code: 22 Postal Code: 25 ISO 3166-2: VN – 07
Tuyên Quang bắc giáp Hà Giang Đông – Bắc: Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên. Phía nam Vĩnh Phúc dính liền Tây – Nam: Yên – Phú ba miền giáp ranh.
Mùa đông lạnh, hạn, hè hanh 5 huyện, 1 thị xanh xanh ruộng đồng. Tày, Dao, Việt, Sán Chay, Mông Bảy trăm ngàn rưỡi khẩu đồng sống chung.
Hàm Yên, Chiêm Hóa cao – trung Đỉnh cao cực đại tận cùng Chạm Chu. Mưa đá, bão lũ mùa thu Lạnh nhất, sương muối khoảng từ tháng giêng.
Tuyên Quang đất Thái đầu tiên Lộ, châu, trấn, phủ tới phiên tỉnh này. Cờ Đen – Vĩnh Phúc chống Tây Mười năm, Pháp đánh đêm ngày chiếm xong.
Tuyên Quang ưu thế Lâm – Nông Khoai lang, ngô, sắn, lúa, tương, mía, chè. Chăn nuôi bò, lợn, trâu, dê Một nửa tiềm lực bên bờ “ngủ yên”.
Công nghiệp định hướng đi riêng 36 dự án trong niên kỷ này. Tuyên Quang thủy điện hiện nay 300 MW đêm ngày phát ra.
Nhà máy Bột – Giấy An Hòa Trăm ba ngàn tấn nghe qua đáng… gờm! Giao thông bộ, thủy cũng… xôm Ô tô, điện thoại, bao gồm cáp quang.
Lộ 279 – Nà Hang Gần trăm cây số Tuyên Quang tới – về. Lộ 2, 37, 2 C Tỉnh lộ huyện, thị hai lề nối thông.
Tàu, thuyền vận tải đường sông Sông Lô nguồn tận Bàn Long nước Tàu. Sông Con, Phó Đáy thi nhau Cùng sông Gâm nhánh phụ lưu vận hành.
6 cầu qua thị, huyện, thành Cùng chung một cội, một nhành Lô giang. Bình Ca, Tân Hà, Tân Quang Yên Biên, Nông Tiến – Tuyên Quang, Việt Trì.
Phát triển Giáo dục, ngành Y Xã hội, xóa đói cơ nguy đẩy lùi. 46 trường học ngược xuôi 200 mạng lưới Y nơi huyện, thành.
Tài nguyên khoáng sản đất lành Antimon, cát, cao lanh, thiếc, vàng. Đá vôi, khoáng với mangan Vonfram, sỏi, sắt, titan, kẽm, chì.
Rừng tre lá nứa thiếu gì Bạch đàn, keo, mỡ loại chi cũng đầy. Nước ngầm khoáng nóng đó đây Mỹ Lâm chỗ nọ, nơi này Bình Ca.
Nà Lừa lịch sử chưa xa Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. Văn hóa di tích tự hào Quốc gia, cấp tỉnh cũng vào 400.
Đền Hạ, Thành Cổ u trầm Đá vôi dòng nước chảy ngầm thác Mơ. Thượng Lâm 99 núi thơ Nà Lạ “văn hóa ban sơ Hòa Bình”.
Nà Hang suối, núi nguyên sinh Sông Năng, Bản Luốc tâm tình Khuổi Tong. Sông Ngâm, Pắc Tạ, Loong Noòng Bản Bung, Tác Kẻ thác, sông tuyệt vời.
Pắc Ban thác nhạc gọi mời Nghe tích “Quang Tốc – nai rơi” ngậm ngùi. “Nàng Tiên, chú khách” chuyện vui Phia Vài tiền sử xương vùi vạn thiên.
Lắc Vài cọc buộc trâu tiên Nghe về sự tích Phạc Phiền loại hoa. Suối reo, chim hót hài hòa Thẩm Hốc hoa nở, chói lòa nhũ giăng.
Nước ngầm Bó Ngoặng ai ngăn Nậm Me thác chảy tung tăng bốn mùa. Phúc Lâm di tích nhà chùa Thăm Song Long động vui đùa với nhau.
Đầm Hồng đền Mẫu cổ lầu Thờ Chúa Liễu Hạnh nhiệm màu tích thiêng. Hồ Khởn – sinh thái Hàm Yên Đặc sản “vườn – cá” chỉ riêng chốn này.
Chân Qùy, núi Tọa mờ mây Hòn Bạch Mã kể chuyện ngày vá trăng. Vó câu chìm suối, tích rằng: Ngựa, người hóa đá vĩnh hằng Động Tiên.
Bản Ba danh bất hư truyền Liên hoàn thác nước, giếng thiêng trắng trời. Rừng sâu, cổ thụ ngàn đời Chim rừng, nai, hoẵng khàn hơi gọi bầy.
Cham Chu cao vút ngàn mây Nguyên sinh, hoang dã xưa nay bảo tồn. Cao Đường du lịch cô thôn Thát Đát cảnh đẹp mê hồn Suối Tiên.
Chùa Hang – bia cổ Hương Nghiêm “Lưỡng long chầu nguyệt” còn nguyên Mạc triều. Tuyên Quang thành cổ tiêu điều Mặt hình bán nguyệt đã nhiều rêu phong.
13 tượng gỗ, chuông đồng An Vinh thiền tự Dụ Tông thưở nào. Cổng Trời sinh thái vùng cao Hang Ông, Bà Cún ngõ vào hang Dơi.
Đây đền Kiếp Bạc lâu đời Thờ Trần Quốc Tuấn vào thời chống Nguyên. Lễ hội đền Hạ nhất niên Tháng 2 âm lịch hội thiêng Mẫu thần.
Cảnh Xanh đền Mẫu Thượng Ngàn Tháng giêng lễ hội hàng ngàn khách thăm. Đào than, dân bị sập hầm Đền mỏ than dựng để thầm nhắc nhau.
Nhạc rừng chim hót lòng đau Thương người dân tộc đêm thâu mỏi mòn. Suối reo gió thổi nỉ non Ba ngày hội Tết chơi tròn tháng Giêng.
Đền Cấm “lễ hội Thượng Nguyên” Lễ Bà Thánh Mẫu tháng Giêng mùng mười. Cầu mùa màng được tốt tươi “Chùa Hang lễ hội” muôn nơi lại về.
“Cầu mùa lễ hội” ban sơ Sau Tết Nguyên Đán nên thơ, đậm đà. “Giếng Tanh lễ hội” đình nhà Dâng hương, thi đấu trẻ, già góp công.
Người Tày “lễ hội Lồng Tông” 3 tầng mâm lễ Thần Nông, Thổ Thần. Tưng bừng Chiêm Hóa “kẹp chân” “Lễ hội giã cốm” tri ân Ngọc Hoàng.
“Dâng hương” dân tộc Cao Lan Dân Tày điệu “hát Quan làng“ rước dâu. Hàm Yên “lễ hội chọi trâu” “Cam sành, trâu Ngố” bể dâu cuộc tình.
Hát Lưọn đối đáp tang tình Múa Cờ, múa Quạt, hát Sình, hát Then. Múa Khảm hải, múa khai Đèn Múa Chim gâu, Nón, múa Khèn, Soọng cô.
Đặc sản mỡ muối mại vô Cá thính với thịt bò khô Sán Dìu. Cơm lam, thịt ướp diêm, tiêu Món bánh trứng kiến “độc chiêu” tộc Tày.
Thơm ngon Chiêm Hóa bánh gai Nếp hoa, mật mía, nhưn dày chuối khô. Tuyên Quang đặc sản rượu Ngô Rau rừng, măng nướng ăn vô… khoái liền.
Chè, xôi ngũ sắc… nhẹ tiền Bánh tày, bánh lẳng thử ghiền tuổi thơ. Món ăn rêu suối khỏi chê Nấu canh, nướng, luộc nhớ về Na Hang.
Chiên, Bỗng, Anh Vũ… “cá vàng” Ba loài cá qúy Na Hang thả lồng. Cá tầm nuôi được ở sông Mỹ Bằng nuôi ếch thả trong ao, đầm.
“Nhất keo, tứ vịt, nhì cam, tam trâu” bốn thứ yên tâm phát giàu. Minh Hương đặc sản vịt bầu Tuyên Quang thủy điện đang… thầu rô phi.
Nghề giang mây có bước đi Trung Hà đan giỏ đẹp chi lạ lùng. Tân Trào thổ cẩm lên khung Trồng bông, dệt vải ở vùng Thượng Lâm.
Lúa, ngô gặp cảnh thăng trầm Tuyên Quang thị xã chuyển mầm trồng hoa. Làng nghề chổi chít Ý La Hưng Thành rau sạch, miến là Hưng Yên.
Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên Kỳ quan Tam Đảo thiên nhiên tặng qùa. Sông Lô nước đỏ phù sa Trắng mây, xanh nước mượt mà cảnh quan.
9. TỈNH BẮC KẠN (BAC KAN PROVINCE) Latitude: 21°10’0″ to 22 °16′ North latitude Longitude: 104° 50′ 0″to 105°83’3” East longitude Region: Northeast Area: 4.868.4 km ² (1.879.6 sq mi). Population: 294.660 Capital: Bac Kan Districts: Ba Be, Ngan Son, Cho Don, Na Ri, Cho Moi, Bach Thong, Pac Nam. Calling Code: 281 Vehicle Code: 97 Postal Code: 26 ISO 3166-2: VN – 53
Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang Bắc, Đông – Nam giáp Cao Bằng, Lạng Sơn. Phía nam giáp với Thái Nguyên Sông ngòi, đồi, núi cắt riêng ba vùng.
“Cái nôi cách mạng” trùng trùng Thuộc đất Xích Qủy – vua Hùng thuở xa. “Thủ đô kháng chiến” ngày qua Dân 8 huyện, thị khoảng ba trăm ngàn.
7 sắc tộc sống an nhàn Nùng, Tày, Dao, Việt cơ hàn có nhau. Sán, Mông nhập thổ trước sau Người Hoa nguồn gốc bên Tàu xuống đây.
Tầng phong hóa đất khá dày Hơn nửa khai thác hiện nay đất – rừng. Tài nguyên khoáng sản tượng trưng Vàng, chì, sắt, kẽm, gạch nung, sỏi, bùn.
Dự án “phân quặng” đáng mừng “Hai ngàn tỉ bạc” lên rừng, xuống thôn? Mỏ chợ Mới, mỏ chợ Đồn Mỏ Nam Bằng Lũng xác hồn ở đâu?
Nông – Lâm nghiệp vẫn đi đầu Thương mại – Du lịch theo sau xóa nghèo. Công nghiệp – Xây dựng ì xèo Đến nay đã được lái lèo khả quan.
Giao thông từ tỉnh tới làng Đường đá dăm, nhựa nhẹ nhàng bước chân. Tổng quan cơ sở hạ tầng Quốc lộ 3 nối Tà Nùng – Thủ đô.
Lộ 279, đường Hồ Đông – Tây thượng lộ ra, vô thuận chiều. Bắc Cạn núi lắm, sông nhiều Thơ thần Như Nguyệt động triều Bắc Giang.
Sông Gâm, Lô sang Tuyên Quang Kỳ Cùng qua ngạn Lạng Sơn đến Tàu. Con sông lớn nhất sông Cầu Mang vui Hoa – Bạch, trút sầu Thái Nguyên.
Giáo dục, Y tế truân chuyên Bao năm vẫn cứ ưu tiên tuyển người. “Kiên cố trường, lớp” cấp thời Nhu cầu bác sĩ nhiều nơi vẫn cần.
Văn hóa Tày, Thái nghệ nhân Hát Then, đàn Tính “Tiên – Thần – Trời” cao. “Cốc Then” điệu hát ngọt ngào Như lời thủ thỉ, thì thào với nhau
Dao Tiền trang phục hai màu Áo chàm, khăn trắng đội đầu vẽ thêu. Người Tày thực phẩm chia đều Tùy theo tuổi tác là điều tất nhiên.
“Xẩu quan khó, xẩu mở miền” “Gần quan khó chuyện, nhọ nhem cạnh nồi”. Làng nghề văn hóa Pác Ngòi Nấu rượu, thổ cẩm coi mòi đã lâu.
Đóng thuyền, đan lưới thả câu Cầu mưa, đầy tháng cùng nhau chúc mừng. 400 người sống với rừng Quanh hồ Ba Bể tưởng chừng cõi tiên.
“Chăng dây” nghi lễ đòi tiền “Kén dâu” tập tục tổ tiên tộc Nùng. Cưới xin theo thể lệ chung Tám gà sống thiến với cùng gánh xôi.
Ông bà mối, bạn từng đôi Heo quay, vải đẹp, thêm cơi lụa hồng. Người Tày “lễ hội Tồng Ngồng” Mùng mười lễ hội “xuống đồng” tháng Giêng.
Sềnh Cô lời hát giao duyên Mùa xuân hát hội lưu truyền Sán Chay. Hát Sơn ca thật mê say Người Hoa ví, ghẹo đêm ngày ngợi ca.
Páo dung trầm bỗng, thiết tha Người Dao có điệu dân ca dịu dàng. “Thơ lẩu hát lễ” cưới nàng Uống rượu phạt “khên tàng piết lên”.
“Hội xuân Ba Bể” tháng Giêng Đua thuyền, đấu vật nên duyên vợ chồng. Đây đền Thắm, chùa Thạch Long Bao nhiêu huyền sử ghi lòng ở trên.
Bắc Cạn lắm động, nhiều đền Hua Mạ nhũ đá dập dềnh, lung linh. Đây Hồ Ba Bể tuyệt xinh Di sản văn hóa hữu tình thế gian.
Mênh mông sóng gợn cung đàn Thanh thanh thủy mặc ngỡ ngàng mắt ai! Động Puông dơi đậu kín vai Đầu Đẳng ngoạn mục, trang đài Ao Tiên.
Rừng xưa, di sản thiên nhiên: Vườn xanh Ba Bể, diệu hiền Phya Khao. Nà Đăng, Thác Roọm rì rào Thiên nhiên Kim Hỷ, dạt dào Động Tiên.
Khuối Linh di tích còn nguyên Hội xuân Ba Bể tháng giêng thắm tình. Sơn Dương, Ba Cửa ưa nhìn Nghìn năm ước hẹn Chợ tình Xuân Dương.
Bắc Kạn ngày nhớ, đêm thương Người đi lên rẫy, xuống nương tháng ngày. Tiềm năng kinh tế đong đầy Nông – Lâm – Du lịch mưa dày, thấm lâu.
10. TỈNH LẠNG SƠN (LANG SON PROVINCE) |
[post_connector_show_children slug=”ng%c3%a0n-n%c4%83m-l%e1%bb%a5c-b%c3%a1t-vi%e1%bb%87t-nam” parent=”2260″ link=”true” excerpt=”true”]